Hiện nay có nhiều người mắc phải bệnh giang mai. Đây là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay. Để biết rõ hơn các vấn đề xét nghiệm giang mai cũng như thời gian ủ bệnh của giang mai là bao lâu. Hãy cùng nhau tham khảo bài viết bến dưới đây.
Thời gian ủ bệnh của giang mai là bao lâu?
Giang mai là căn bệnh do nhiễm xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Tại thời điểm xoắn khuẩn tấn công vào cơ thể, không lâu sau vi khuẩn sẽ tấn công vào máu và gây nên các triệu chứng ban đầu. Trong thời gian này, bệnh có nguy cơ rất cao sẽ lây nhiễm cho người khác.
Thời gian ủ bệnh giang mai trung bình là trong khoảng 3 tuần. Thông thường các dấu hiệu nhận biết ban đầu sẽ xuất hiện từ 2 đến 4 tuần sau khi nhiễm xoắn khuẩn. Nếu người bệnh có những dấu hiện nghi ngờ bị mắc bệnh thì cần đến trung tâm y tế kiểm tra để tránh lây nhiễm cho nhiều người.
Xét nghiệm giang mai khi đang ủ bệnh
Xét nghiểm kiểm tra bệnh giang mai có thể áp dụng phương pháp RPR và TPHA kết hợp.
Ngày nay giang mai có thể làm xét nghiệm soi kính hiển vi trường tối với mẫu bệnh phẩm từ tổn thương bệnh. Khi chưa có biểu hiện thì cách duy nhất là phát hiện ra kháng thể giang mai trong máu. Tạp khuẩn giang mai trong máu hiện chưa có phản ứng chính xác. Tùy thuộc vào kháng thể mà cơ thể sản sinh ra lúc bị nhiễm giang mai để chẩn đoán.
Ở thời gian ủ căn bệnh giang mai sở dĩ không có dấu hiệu là do trong cơ thể sản sinh kháng thể chống lại bệnh. Tuy nhiên phải mất ít nhất là 3 tuần mới có thể tìm thấy kháng thể. Bình thường từ 1 tháng trở đi khi bị nhiễm giang mai mới có thể xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Trong thời gian ủ bệnh mà dưới 1 tháng thì kết quả xét nghiệm âm tính sẽ cao. Phản ứng RPR thường được dùng áp dụng xét nghiệm, kết hợp với TPHA. Nếu cần thiết chuyên sâu hơn có thể tiến hành xét nghiệm FTA - ABS. Thường thì dựa vào từng trường hợp mà sẽ có chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Biểu hiện sau khi hết thời gian ủ bệnh của giang mai
Rất khó để biết thời gian ủ bệnh giang mai là khi nào nếu người bệnh không biết được thời gian mình nhiễm bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ có thể biết thời gian ủ bệnh giang mai đã kết thúc nếu thấy những biểu hiện như sau đây:
Mọc săng giang mai
Săng giang mai là dấu hiệu phổ biến khi người bệnh bước vào giang mai giai đoạn đầu. Bệnh giang mai giai đoạn đầu có biểu hiện trên cơ thể xuất hiện vết loét. Vết loét thường tại vùng kín do người bệnh lây qua đường tình dục.
Vết loét giang mai (hay săng giang mai) thường có dạng hình như elip, có dịch mủ, không dẫn đến đau ngứa. Dịch này có rất nhiều xoắn khuẩn Treponema Pallidum và cực dễ lây cho người khác. Săng giang mai tự hết sau 2 đến 6 tuần dù không chữa trị.
Nổi ban đào hoặc sẩn nước
Tùy thuộc từng thể trạng mà thời gian ủ bệnh giang mai có thể kéo dài hoặc ngắn. Thậm chí cũng có trường hợp mà thời gian ủ bệnh hơn 3 tháng. Là do sức đề kháng của bệnh nhân quá mạnh mẽ, khi bệnh nhân phát hiện triệu chứng giang mai thì đã bước vào giai đoạn hai. Lúc đó người bệnh nhân sẽ nổi ban đào hay sẩn nước luôn.
Ban đào là trường hợp trên da xuất hiện các chấm đỏ to nhỏ, ấn vào thì màu hồng tím tan đi. Ban đào không đau ngứa, cũng không bị lở loét hoặc biểu hiện gì. Sẩn nước thì nổi hẳn trên da, hình dạng như các vết rộp. Sẩn nước thường chứa dịch trong hoặc đục có nhiều xoắn khuẩn.
Sưng hạch bạch huyết
Giang mai có thể dẫn tới trường hợp sưng hạch bạch huyết vô cùng dễ gặp. Người bệnh mắc phải bệnh giang mai có thể bị sưng hạch, thường tại vùng bẹn trước. Nếu như ở giai đoạn nặng thì có thể xuất hiện vùng khác. Ngoài ra còn bị sốt nhẹ, đau khớp... một số người bị vài biểu hiện toàn thân khác nhau.
Phân biệt thời gian ủ bệnh của giang mai với giang mai tiềm ẩn
Bệnh giang mai có một đặc trưng cực kỳ nguy hiểm đó là tiềm ẩn cực lâu. Tất cả những dấu hiệu sau thời gian phát bệnh đều có thể tự khỏi, tự hết sau vài tuần. Vì thế những ai coi thường, không đi kiểm tra thì sẽ có nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm và lây cho người khác.
Thời gian ủ bệnh của giang mai là giai đoạn đầu từ lúc phơi nhiễm xoắn khuẩn cho đến khi phát bệnh. Nói chung thời gian này bệnh nhân chưa có bất kì biểu hiện gì.
Sau thời gian phát bệnh, các biểu hiện của bệnh sẽ biến mất. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bệnh đã tự khỏi, mà nó đang chuyển biến sang giai đoạn hai - Giai đoạn tiềm ẩn. Nếu người bệnh không tiến hành thăm khám kịp thời thì từ giang mai tiềm ẩn sẽ đến giang mai giai đoạn cuối.
Trên đây là một vài thông tin về thời gian ủ bệnh của giang mai là bao lâu. Hi vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích đến bạn đọc. Thân ái! Và chúc các bạn nhiều sức khỏe!