Bệnh vảy nến được xem là một trong những bệnh da liễu thường gặp và rất dễ nhẫm lẫn với các bệnh viêm nhiễm khác. Chính vì vậy, có nhiều người thường tỏ ra thờ ơ với bệnh, không chữa trị sớm dẫn đến tình trạng trở nên nghiêm trọng. Vậy nhận biết bệnh vảy nến thông qua các biểu hiện ngoài da là gì? Hãy cùng các bác sĩ tìm hiểu qua thông tin bên dưới đây.
Nhận biết bệnh vảy nến thông qua các biểu hiện ngoài da
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại các bệnh viện lớn cho biết, bệnh vảy nến là do những rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì.
Mặc dù rất khó để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng những yếu tố như nhiễm khuẩn, di truyền, stress, lạm dụng thuốc hay hiện tượng koebner được cho là những nguyên nhân sinh ra bệnh.
Biểu hiện của bệnh vảy nến
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh vảy nến là xuất hiện các mảng đỏ có vảy trắng bạc trên da, khi cạo bỏ lớp vảy thì thấy dưới da sẽ bị viêm và gây ngứa ngáy khó chịu.
Da bị bong tróc vảy và lan rộng, những vùng có nguy cơ bị nhất là da đầu, khủy tay, móng tay, móng chân.
Nếu kéo dài không được chữa trị, bệnh vảy nến sẽ biến chứng thành vảy nến mủ, trên da có nhiều mụn mủ thậm chí các mụn mủ sẽ liên kết lại với nhau thành hồ mủ, gây đau nhức.
Những triệu chứng của bệnh vảy nến thường sẽ không có những biểu hiện rõ ràng nên sẽ rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh viêm da khác. Do đó, người bệnh cần phải thăm khám và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Những nguy hiểm của vảy nến mà người bệnh phải đối mặt
Không chỉ gây ra tác hại ngoài da, bệnh vảy nến còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới xương khớp, tác động tới các cơ quan bên trong. Những biến chứng của bệnh có thể kể ra như:
Biến chứng da đầu: Bệnh vẩy nến da đầu có tỷ lệ cao gây rụng tóc, làm ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, nhất là nữ giới. Đồng thời các biểu hiện khác của bệnh như dày sừng, tróc vảy cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Tăng nguy biến chứng các bệnh khác: Người bị bệnh vẩy nến nếu như không điều trị sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và thận,... gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Tổn thương xương khớp: Trong trường hợp bệnh trở nặng có thể tấn công vào xương khớp gây viêm, nhức, nếu như không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây liệt khớp, mất khả năng vận động.
Tổn thương móng: Bệnh có thể làm móng tay, móng chân bị tổn thương, gây đau nhức khó chịu.
Nhiễm trùng: Trường hợp bệnh nặng có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, thậm chí có thể tử vong trong trường hợp nhiễm trùng máu toàn thân.
Ảnh hưởng đến những cơ quan khác: Ảnh hưởng tới chức của năng gan, thận và suy tủy cao do dùng thuốc trị bệnh vẩy nến.
Giải pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
Bệnh vẩy nến hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu như được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Và hiện nay, hai phương pháp điều trị bệnh vảy nến đang áp dụng là phương pháp chữa bệnh bằng thuốc và phương pháp sử dụng công nghệ UVB.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng hay nhẹ và thể trạng của người bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định sử dụng phương pháp nào hiệu quả. Đối với giai đoạn nhẹ có thể hỗ trợ bằng thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt các mầm mống gây bệnh và tái tạo lại vùng da bị tổn thương.
Trong trường hợp nặng hơn bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng công nghệ UVB, đây là công nghệ trị liệu tiên tiến và được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong chữa bệnh vảy nến.
Trên đây là một vài thông tin về nhận biết bệnh vảy nến thông qua các biểu hiện ngoài da. Hi vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích đến bạn đọc. Thân ái! Và chúc các bạn nhiều sức khỏe!