Tình trạng mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng thứ 7 không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, rất nhiều chị em bỏ qua không tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến nhiều hệ lụy cho cả mẹ và bé. Thế nên, ngay lúc này chị em hãy cùng chúng tôi điểm qua một số thông tin về tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai tháng thứ 7 để kịp thời phát hiện và điều trị.
Hé lộ nguyên do bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng thứ 7
Theo bác sĩ chuyên khoa cho hay có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai tháng thứ 7, nổi bật vẫn là các yếu tố sau đây:
Những yếu tố không đáng lo nhưng đừng bỏ qua
Nếu tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai ở tháng thứ 7 xuất hiện vài ngày rồi kết thúc mà không kèm theo dấu hiệu bất thường có thể do các nguyên nhân đáng chú ý như sau:
► Do bị rạn da: Thông thường thai phụ hay bị rạn da đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ nên việc ngứa vùng kín, vùng háng, vùng mu, ngực, bụng,...v..v… Đều là các triệu chứng dễ xảy ra và không đáng lo ngại.
► Do tiết mồ hôi nhiều: Do sự chuyển hóa tăng sinh mạch máu khi mang thai khiến mẹ bầu tiết ra mồ hôi khá nhiều (đặc biệt trong những ngày nóng). Lúc này, da nhạy cảm hơn bình thường dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín, nhất là phần bẹn và vùng mu.
Những yếu tố gây ngứa vùng kín cần thăm khám
Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi: Do nội tiết tố trong cơ thể rối loạn khiến nồng độ pH ở môi trường âm đạo thay đổi dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa điển hình là viêm âm đạo. Khi mắc bệnh, thai phụ sẽ cảm thấy ngứa vùng kín nhiều ngày mà không thuyên giảm mặc dù đã vệ sinh sạch sẽ, khí hư ra nhiều có mùi hôi, vùng kín sưng tấy, đau rát khó chịu, cùng nhiều dấu hiệu bất thường khác.
Nhiễm khuẩn âm đạo: Vi khuẩn tồn tại ở vùng âm đạo góp phần bảo vệ khu vực này, nhưng chúng cũng có thể trở thành tác nhân gây nhiễm trùng. Bệnh ngoài gây cảm giác ngứa còn khiến mẹ bầu bị đau nhức vùng kín, viêm nhiễm, dịch tiết có mùi hôi khó chịu. Lúc này, chị em thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị sớm tránh các nguy hiểm không đáng có cho cả mẹ và bé.
Nhiễm nấm âm đạo: Khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị tổn thương hoặc yếu ớt thì nấm Candida có xu hướng trở nên phát triển quá mức và có thể gây viêm nhiễm. Mặc dù, tình trạng này rất bình thường đối mọi chị em phụ nữ nhưng lại có xu hướng nhạy cảm hơn trong thai kỳ.
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Thai phụ có thể không may mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,…v..v… cũng có thể dẫn tới hiện tượng ngứa vùng kín khi mang thai ở tháng thứ 7, kèm theo triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt (bệnh lậu) hoặc nổi mụn là vùng kín ( mụn rộp sinh dục).
Bên cạnh các lý do vừa nêu, tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai ở tháng thứ 7 còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, rận mu,... Nhìn chung những căn bệnh này đều ảnh hưởng xấu sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của thai phụ, thậm chí gây bất lợi cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu khi thấy ngứa vùng kín nên nhanh chóng đến trung tâm chuyên khoa để tiến hành khám chữa ngay.
Bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng thứ 7 phải làm sao?
Trên thực tế, chị em thai phụ nên cẩn trọng khi lựa chọn biện pháp chữa trị tình trạng ngứa vùng kín ở tháng thứ 7 thai kỳ, bởi bất cứ sai lầm dù nhỏ nhất cũng ảnh hưởng không tốt đến bé. Nếu tình trạng ngứa ngáy không quá nghiêm trọng thì chị em có thể khắc phục bằng những cách sau đây:
Vệ sinh vùng kín đúng cách: Đề phòng tình trạng ngứa vùng kín ở tháng thứ 7 thai kỳ, chị em cần vệ sinh đúng cách. Khi rửa, chị em không nên dùng nước quá nóng hoặc sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy mạnh, thay vào đó hãy dùng nước ấm hoặc các sản phẩm dịu nhẹ để rửa vùng kín mỗi ngày khoảng 3 lần. Chị em cần tránh thụt rửa vào sâu hoặc kỳ cọ mạnh làm “khu vực tam giác” bị tổn thương, trầy xước và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, chị em nên rửa vùng kín từ trước ra sau hậu môn để ngăn vi khuẩn có cơ hội tấn công vào âm đạo.
Sử dụng sản phẩm dưỡng da: Nếu ngứa vùng kín do rạn da hoặc khô da nên sử dụng kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, chị em nên dùng sản phẩm chứa thành phần tự nhiên như mật ong, nha đam, dầu ô liu giúp cân bằng độ ẩm cho da, tốt nhất vẫn nên tham khảo qua bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, chị em thai phụ có thể mua muối vệ sinh phụ nữ Natri bicarbonat có sẵn tại các cửa hiệu thuốc tây về pha và sử dụng đúng hướng dẫn.
Áp dụng mẹo dân gian: Trong dân gian có nhiều mẹo chữa vùng kín khi mang thai ở tháng thứ 7, đa phần đều xuất phát từ nguyên liệu tự nhiên rất an toàn bao gồm: lấy nước lá trầu không xông vùng kín; rửa vùng kín bằng nước chè xanh; rửa vùng kín bằng nước muối loãng 2 đến 3 lần trong tuần và không được lạm dụng sẽ gây khô da.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý và chọn các thực phẩm có lợi: Thai phụ cần ngủ đủ giấc không thức quá khuya hoặc để thần kinh căng thẳng khiến nội tiết tố bị rối loạn. Ngoài ra, nên tránh mặc quần áo chật hoặc ẩm ướt đặc biệt là quần lót; không tắm nước quá nóng sau khi tắm nhớ lau khô người mới mặc quần áo; tránh ngồi hoặc đứng 1 chỗ quá lâu khi ở nơi nóng nực sẽ khiến vùng kín đổ nhiều mồ hôi và ngứa ngáy. Chị em cũng cần lưu tâm việc cạo lông vùng kín đúng cách với dụng cụ hợp vệ sinh.
Bên cạnh đó, chị em cần ăn sữa chua 1 đến 2 hũ/ mỗi ngày để bổ sung vi khuẩn có lợi nhằm ngăn ngừa táo bón - bệnh trĩ và giúp cơ thể có chống đỡ tốt với các tác nhân gây bệnh vùng kín. Ngoài ra, chị em cũng cần ăn thêm trái cây và rau xanh, cùng những thực phẩm giúp kháng viêm tự nhiên như tỏi, nghệ, dầu ô liu, các loại cá béo. Cần uống nhiều nước để tránh khô da, rạn da ở vùng kín và thải độc cho cơ thể. Đặc biệt, chị em cần cắt giảm đường, đồ ngọt, chất béo, gia vị cay và các thức ăn chế biến sẵn trong bữa ăn. Ngoài ra, thai phụ cần hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua, thịt đỏ,...
Dùng thuốc trị ngứa vùng kín: Theo bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị cho biết nếu thai phụ không đáp ứng được với các biện pháp chữa trị tại nhà hoặc bị ngứa vùng kín kéo dài, ngứa do mắc bệnh phụ khoa, thì tùy vào từng nguyên nhân sẽ kê đơn thuốc hỗ trợ điều trị phù hợp bao gồm thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh hay thuốc giảm ngứa…
Hiếm khi bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống vì chúng sẽ có tác dụng toàn thân gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Để đảm bảo an toàn ở tháng thứ 7 thai kỳ, chị em có thể đến Đa Khoa Hữu Nghị để nhận được sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia tránh tai biến nguy hiểm.
Bên trên là những thông tin xoay quanh vấn đề ngứa vùng kín khi mang thai tháng thứ 7 mà chị em thai phụ cần lưu tâm. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc chưa hiểu rõ hãy gọi vào số Hotline 039 957 5631 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp cụ thể hơn.