Banner

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

Xếp hạng: 0 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

Vàng da là một dạng bất thường dễ gặp ở trẻ sơ sinh nên không quá nguy hiểm nhưng hỗ trợ điều trị không đúng cách dễ gây biến chứng khó lượng. Do đó, chị em phụ nữ có thể áp dụng mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh dưới đây để giúp cải thiện tình trạng này một cách tối ưu. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cùng tìm hiểu lý do khiến trẻ sơ sinh bị vàng da

Trước khi chia sẻ mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh thì chúng tôi sẽ điểm qua một số thông tin về bệnh lý này để bạn đọc có cái nhìn chuẩn xác hơn. Thực tế không phải trẻ sơ sinh nào cũng mắc bệnh vàng da vì phụ thuộc vào thể trạng của từng bé, đã nhiều trường hợp bị vàng da nhưng không phải bệnh lý. 

Cụ thể, trong cơ thể của người trưởng thành hoặc trẻ nhỏ khi các tế bào máu mới được hình thành kéo theo các tế bào máu cũ sẽ bị phá hủy - điều này sẽ sản sinh ra chất bilirubin, chất này sẽ đi đến gan để đào thải ra ngoài. 

Sở dĩ người trưởng thành cũng thay máu nhưng lại hiếm mắc phải bệnh vàng da là tế bào gan hoạt động tốt và mạnh khỏe, với bé mới chào đời thì chức năng gan còn chưa tốt. Chính vì thế, lượng bilirubin đào thải sẽ tích tụ trong máu gây nên bệnh vàng da và tròng trắng mắt.

Các loại vàng da căn bản ở trẻ sơ sinh

Vàng da hay hoàng đản đều chỉ tình trạng nhiễm sắc tố vàng ở mô da và niêm mạc mắt do lượng Bilirubin trong máu vượt quá quy định là 17mmol/l. Lý do giải thích cho hiện tượng này là do bệnh lý của gan và hệ thống mật. Theo bác sĩ cho hay, tình trạng vàng da ở trẻ em có thể được chia làm 2 loại cơ bản như sau: 

Cùng tìm hiểu lý do khiến trẻ sơ sinh bị vàng da

chopxanh Vàng da sinh lý: Khiến cho vùng da ở mặt, cổ, lưng của trẻ thường có màu vàng nhạt. Tình trạng này thường chỉ xuất hiện từ 1 đến 2 ngày sau khi sinh và tự hết trong vòng 1 tuần hoặc 2 tuần đối với trẻ sinh non. Thông thường, với trẻ sinh đủ tháng thì hàm lượng bilirubin trong máu không quá 12mg%, còn với trẻ sinh non không vượt quá 15mg%, đồng thời tốc độ tăng bilirubin trong máu luôn dưới 5mg% trong vòng 24 giờ.

Nếu hồng cầu của thai nhi bị vỡ để thay thế hồng cầu trưởng thành nhưng chức năng gan của bé chưa hoàn thiện, từ đó không thể lọc thải hết Bilirubin ra khỏi máu. Chính vì vậy, xuất hiện tình trạng vàng da do lượng Bilirubin tích tụ trong cơ thể, nếu vượt quá mức sẽ gây vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn nhưng chỉ vàng ở mức độ nhẹ. Không dừng lại ở đó, nước tiểu của bé cũng trở nên sẫm màu hoặc có màu vàng và phân nhạt màu. Sau khoảng 2 tuần, hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ hết do gan đã phát triển hơn và đủ sức lọc thải chất Bilirubin ra ngoài nên vàng da sinh lý không gây nguy hiểm. 

chopxanh Vàng da bệnh lý: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, trẻ mắc phải bệnh gan mật bẩm sinh (teo hoặc bị giãn đường dẫn mật), bệnh tan máu (thường do thiếu men G6PD, hồng cầu lưỡi liềm, nhiễm trùng), bị nhiễm virus ở thời kỳ bào thai, xuất huyết dưới da hoặc bị chậm đi phân su.

Các triệu chứng ở trẻ bị vàng da bệnh lý thường xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh, nên mẹ có thể nhận ra được bệnh thông qua các biểu hiện điển hình như sau:

Toàn thân, trong lòng bàn tay - bàn chân, kể cả niêm mạc mắt  cũng bị vàng đi với mức độ đậm hơn bình thường. 

Tức nhiên, vàng da bệnh lý sẽ lâu khỏi hơn vàng da sinh lý, có khi kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và ở trẻ sinh non cần 2 tuần.

Đo thấy lượng Bilirubin trong máu tăng vượt quá mức bình thường.

Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: bị sốt, co giật, bỏ bú hoặc ngủ li bì,… 

Khi bị vàng da bệnh lý thì toàn thân của bé kể cả lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc đều có màu vàng đậm.

Nếu sau hơn 10 ngày những hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh vẫn không giảm bớt mà còn xuất hiện thêm nhiều biểu hiện bất thường khác. Lúc này, các bậc phụ huynh cần chủ động đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp hỗ điều trị kịp thời và đúng đắn.

Những trường hợp nào ở trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh vàng da

Các bác sĩ chuyên khoa nhi cho hay những trường hợp trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh vàng da cao hơn bình thường gồm:

tenhong Trẻ sinh non trước 36 tuần tuổi rất dễ bị vàng da do gan chưa có khả năng lọc thải Bilirubin nhanh như trẻ sinh đủ tháng.

Những trường hợp nào ở trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh vàng da

tenhong​​​​​​​ Trẻ bị bầm tím trong quá trình sinh nở tự nhiên hoặc sinh mổ khiến cho lượng Bilirubin trong máu vượt quá mức bình thường do sự phân hủy của các tế bào máu quá mạnh.

tenhong​​​​​​​ Trẻ bị dị ứng sữa mẹ hoặc trong sữa mẹ có quá nhiều vitamin A, nhưng sữa mẹ mang nhiều kháng thể tốt làm tăng sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh tật, nên mẹ đừng quên cho bé bú sữa khi vừa mới chào đời.

Mẹ cần biết rằng lượng bilirubin tích tụ quá cao trong máu có thể làm cho trẻ sơ sinh cảm thấy chóng mắt và buồn ngủ nhiều hơn, đồng thời chất này có mặt trong gan sẽ dẫn đến các bệnh liên quan đến thính giác và tổn thương não. Do đó, không hề ngoa nếu nói vàng da chính là triệu chứng của bệnh gan, nếu như bé gặp phải tình trạng này thì cha mẹ cần đưa bé đến trung tâm chuyên khoa sớm trước khi quá muộn.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh trong dân gian 

Nếu tình trạng vàng da không xuất phát từ bệnh lý, cha mẹ hoàn toàn có thể cải thiện bằng các mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh có trong dân gian. Thế nhưng, khi áp dụng cần lưu ý rằng mẹo chữa vàng da này chỉ phù hợp với nguyên nhân sinh lý, còn tốt hơn nên đến gặp bác sĩ để xác định biện pháp tối ưu. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh hay cho phụ huynh như:

tickxanh Cho bé uống nhiều nước: Việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể của bé hay người lớn đều rất quan trọng, đặc biệt căn vàng da thường sẽ làm cho cơ thể mất nước. Thế nên, mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh đầu tiên mẹ cần bỏ túi là cho bé uống nhiều nước hơn mỗi ngày để cải thiện tình.

tickxanh​​​​​​​ Dùng ánh sáng để chữa vàng da: Ánh sáng có thể phá hủy chất bilirubin trong cơ thể trẻ giúp tình trạng vàng da giảm hẳn. Tiến hành điều trị bằng phương pháp sử dụng ánh sáng tỏa ra đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao.

Các mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh trong dân gian 

Nên phụ huynh có thể đạt con dưới ánh sáng trắng hoặc xanh vẫn cần ở bên cạnh chăm sóc bé. Tuy nhiên, phương thức này cần chuyên môn và theo dõi nên trước khi thực hiện hãy hỏi bác sĩ. 

tickxanh​​​​​​​ ​​​​​​​Dùng sữa mẹ chữa vàng da: Bú sữa mẹ là một phương pháp đem lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Vì thành phần sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ quan của trẻ phát triển và hoạt động tốt, nên cho bé bú sữa mẹ đều đặn để cơ thể có thể đào thải tốt bilirubin.

Nếu mẹ không đủ sữa hay mất sữa thì có thể thay thế bằng loại sữa đặc biệt dành cho trẻ, tùy vào lượng bilirubin trong cơ thể bé mà thời gian uống sữa bột có thành phần tương tự sữa mẹ sẽ có khoảng nhất định. 

Nếu bậc phụ huynh muốn đảm bảo an toàn khi áp dụng các mẹo chữa trị vàng da cho trẻ sơ sinh, trước tiên hãy đưa bé đi thăm khám để nhận được lời khuyên từ chuyên gia.

Từ khóa:

mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh, chữa vàng da ở trẻ sơ sinh, vàng da ở trẻ sơ sinh, bị vàng da ở trẻ sơ sinh, chữa trị vàng da ở trẻ sơ sinh,

Bài viết liên quan
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

31-12-2020
Thoát vị đĩa đệm nằm trong nhóm bệnh xương khớp phổ biến nhưng...

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ

31-12-2020
Chỉ số đường huyết thai kỳ là những chỉ số đo lường và phản...

Bé 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu?

04-01-2021
Mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh khi mới sinh con đầu...

Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?

23-12-2020
Mang thai là thời điểm mà mẹ bầu sẽ tiếp cận được với nhiều...