Đặt vòng được xếp vào nhóm biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nên rất phù hợp với nhiều người, nhưng có nên đặt vòng tránh thai sau sinh mổ? Với nghi vấn liên quan đến vấn đề đặt vòng tránh thai sau sinh mổ, các bác sĩ sản phụ khoa sẽ giải thích ngay qua bài viết dưới đây.
Hiểu đúng về biện pháp đặt vòng tránh thai
Trước khi tiến đến giải đáp có nên đặt vòng tránh thai sau sinh mổ? chúng ta hãy điểm qua một số thông tin về biện pháp tránh thai phổ biến này. Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ làm bằng nhựa dẻo hoặc bằng đồng đa dạng về hình thức nhưng phổ biến vẫn là chữ T. Biện pháp này tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng, ít tốn kém và có thể tháo ra khi muốn mang thai lại. Hơn nữa, đặt vòng tránh thai còn được chuyên gia đánh giá cao với hiệu quả lên đến tận 99% và thường phát huy tác dụng ngay sau khi kết thúc thủ thuật.
Vòng tránh thai hoạt động với cơ chế như thế nào?
Đặt vòng tránh thai là hoạt động đưa vòng tránh thai vào tử cung nữ giới mang đến tác dụng ngăn chặn không cho tinh trùng gặp trứng để thụ thai tạo thành bào thai. Theo bác sĩ cho hay có 2 dạng vòng tránh thai cơ bản với tác dụng cụ thể như:
Với dụng cụ tử cung có đồng: Hiệu quả ngừa thai tăng nhờ sự phóng thích liên tục của đồng vào buồng tử cung, làm tăng phản ứng viêm có thể gây ra co cơ tử cung ngăn chặn sự làm tổ của trứng. Bên cạnh đó, phần Ion đồng còn làm thay đổi tính chất sinh hoá của chất nhầy ở cổ tử cung làm thay đổi niêm mạc tử cung, từ đó ảnh hưởng đến sự di động, hoạt hoá và khả năng sống sót của tinh trùng cùng khả năng làm tổ của hợp tử.
Với vòng có progesterone: Hormone Progesterone ngăn chặn hoạt động chu kỳ của nội mạc tử cung do nồng độ progesterone cao so với estrogen, từ đó không tạo điều kiện cho trứng được thụ tinh làm tổ ở niêm mạc tử cung và ức chế rụng trứng.
Hàng loạt các ưu - nhược điểm của vòng tránh thai
Dưới đây, chúng tôi sẽ nêu ra một số ưu và nhược điểm của biện pháp đặt vòng tránh thai mà chị em cần tham khảo, cụ thể:
♦ Ưu điểm: Ngoài tránh thai an toàn, đặt vòng còn giúp chị em giảm lượng máu mất khi hành kinh, giảm đau bụng kinh, giảm tối đa nguy cơ mắc u xơ tử cung (nhờ tác dụng của progesterone). Đa phần biện pháp đặt vòng tránh thai luôn có giá cả khá phải chăng và phù hợp với mọi chị em
♦ Nhược điểm: Đặt vòng tránh thai tăng nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn và thai ngoài tử cung. Nếu chị em đặt vòng tránh thai mà mang thai thì tỷ lệ thai ngoài tử cung cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, chị em đặt vòng quá thời hạn quy định tăng nguy cơ gặp tình trạng vòng gãy có thể xuyên thủng tử cung, nguy cơ dính thai cao. Nhiều chị em đặt vòng tránh thai cảm thấy đau bụng nhiều, nhói từng cơn ở vùng bụng dưới, xuất huyết kéo dài, kèm sốt - tiểu rắt buốt và đau khi quan hệ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay.
[GIẢI ĐÁP] Có nên đặt vòng tránh thai sau sinh mổ?
Sau khi sinh mổ nếu mang thai lần nữa sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe lẫn tâm lý của người mẹ. Theo bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo, người phụ nữ sau khi sinh mổ nên đợi sau 2 năm mới có thể tiếp tục có em bé vì mang thai quá sớm có thể khiến người mẹ đối diện với nhiều rủi ro.
Do đó, chị em cần chọn 1 biện pháp tránh thai phù hợp trong đó đặt vòng là một lựa chọn được nhiều người quan tâm.
Đặt vòng tránh thai phù hợp với phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, sinh thường lẫn sinh mổ, nhưng không phải chị em nào sinh mổ cũng phù hợp với biện pháp tránh thai này. Bởi vì, một số trường hợp sinh mổ gặp các vấn đề về tử cung sau sinh, dị tật bẩm sinh, mổ đẻ nhiều lần dễ gặp khó khăn khi thủ thuật.
Ngoài ra, chị em muốn đặt vòng sau sinh mổ cũng cần lưu ý thời điểm thích hợp. Vấn đề này các bác sĩ cho biết thời gian đặt vòng sau sinh mổ sẽ muộn hơn sinh thường vì sau sinh mổ tử cung cần nhiều thời gian hơn để hồi phục nên phải chờ khoảng 3 tháng sau sinh.
Những lưu ý cần biết khi đặt vòng sau sinh mổ
Biện pháp đặt vòng tránh thai sau sinh mổ tuy được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn áp dụng nhưng vẫn có nhiều trường hợp sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho người thực hiện. Cụ thể, những trường hợp dưới đây không được chỉ định đặt vòng tránh thai sau khi sinh mổ gồm:
► Những chị em phụ nữ chưa có tiền sử sinh nở hoặc đang có dấu hiệu mang thai và đã mang thai.
► Trường hợp bị nhiễm trùng sau khi đình chỉ thai kỳ sai cách hoặc không đảm bảo an toàn.
► Phụ nữ bị viêm vùng xương chậu, đã từng hoặc đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trong vòng 3 tháng trước khi chuẩn bị đặt vòng.
► Những người bệnh viêm cổ tử cung, có dị tật bẩm sinh nơi tử cung, biến dạng lòng tử cung do u xơ, hoặc một số bệnh lý khó điều trị ở bộ phận sinh sản, đặc biệt là ung thư cổ tử cung và ung thư vú.
► Người bị xuất huyết âm đạo thường xuyên mà vẫn chưa được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị.
Các biện pháp tránh thai không nên dùng sau khi sinh
Bên cạnh biện pháp tránh thai có thể dùng sau khi sinh như mang bao cao su, đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai,... Thì chị em phụ nữ nên tránh các biện pháp không phù hợp có chứa hormone kết hợp (estrogen và progesteron) trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh. Vì chúng có thể làm giảm lượng sữa của mẹ bỉm. Theo đó có ba biện pháp tránh thai sau sinh chị em phụ nữ cần tránh bao gồm các loại thuốc tránh thai có chứa estrogen và progestogen; miếng dán tránh thai; vòng âm đạo - đây là loại vòng có thể uốn cong được đặt nhô cao lên trong âm đạo.
Bất kỳ biện pháp tránh thai sau sinh có chứa hormone kết hợp đều bắt đầu phát huy tác dụng vào tuần thứ 4 kể từ khi bắt đầu sử dụng. Do đó, chị em có thể hết bị chảy máu dù tình trạng này nhẹ hơn so với kỳ kinh nguyệt thông thường. Nếu chị em sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp không nên cho con bú trong 36 giờ tới.
Bên trên là các thông tin xoay quanh nghi vấn có nên đặt vòng tránh thai sau sinh mổ? Nếu chị em vẫn còn thắc mắc có thể chat cùng tư vấn viên của Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để nhận được đáp án mong muốn.