Cái tên HIV/ AIDS từng là cái tên ám ảnh con người suốt một đoạn thời gian và được tổ chức y tế thế giới WHO gọi là đại dịch. Bởi vì, người bị nhiễm HIV có thời gian ủ bệnh khá lâu cùng tốc độ lây lan chóng mặt ngay trước khi bị phát hiện. Chính vì vậy, việc cập nhật thông tin về căn bệnh này hết sức quan trọng, trong đó phải kể đến vấn đề có mấy giai đoạn diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV?
Hiểu đúng về căn bệnh “thế kỷ” HIV
HIV là một loại virus có khả năng làm giảm khả năng miễn dịch ở người, khi nhiễm virus HIV đến giai đoạn cuối (giai đoạn AIDS hay còn gọi là Hội chứng suy giảm miễn dịch) sẽ tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng - nhiễm khuẩn dễ dàng tấn công dẫn đến tử vong.
Lý do nào khiến cơ thể nhiễm virus HIV
Đa phần virus HIV không hề được di truyền mà thường bị lây nhiễm trong cuộc sống, nếu ngày trước HIV lan nhiễm phổ biến do tiêm chích ma túy thì ngày nay là đường tình dục. Thế nên, việc quan hệ tình dục không áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn nên rất dễ lây nhiễm HIV. Hơn nữa, đối với các đối tượng có đời sống tình dục “buông thả” lại càng khó kiểm soát các triệu chứng ban đầu từ đó tăng tỷ lệ lây nhiễm cho cộng đồng tăng cao.
Những yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của HIV
Căn bệnh HIV tuy là “sát thủ” âm thầm nhưng cũng có các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của virus bao gồm:
► Quá trình phát triển của bệnh HIV có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gồm có tuổi tác cao, suy dinh dưỡng, sử dụng ma túy, nhiễm trùng,...
► Để chậm bước tiến của HIV có thể hỗ trợ điều trị bệnh bằng các thuốc ARV và theo dõi bệnh kịp thời để điều trị qua các triệu chứng đặc trưng nhận diện.
► Muốn theo dõi bệnh HIV tốt nên xác định số lượng CD4 để đánh giá được mức độ ức chế miễn dịch, từ đó nhận diện được bệnh HIV đang ở giai đoạn nào.
[GIẢI ĐÁP] Có mấy giai đoạn diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV?
Với nghi vấn có mấy giai đoạn diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV? thì các nhà khoa học cho hay có tận 3 giai đoạn diễn biến chính, cụ thể như:
Giai đoạn cửa sổ (hay giai đoạn cấp tính): Trường hợp người bình thường chưa hề nhiễm bệnh nhưng tiếp xúc nhiều với dịch cơ thể người bị nhiễm HIV gồm máu, chất dịch sinh dục,… Lúc này, virus sẽ theo vào máu nhân lên gấp nhiều lần vào giai đoạn này virus HIV có thể nhân lên hàng triệu con trong một ml máu.
Sai khi bị nhiễm virus HIV từ 2 đến 4 tuần thì hơn 80% người bệnh có dấu hiệu cảm thông thường như phát sốt, viêm họng, nổi hạch , đau cơ, lở miệng,v...v, kèm theo đó là hiện tượng viêm, sưng đều là triệu chứng của viêm hệ miễn dịch, thông thường các dấu hiệu chỉ kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày sẽ tự khỏi. Thế nhưng, hệ miễn dịch vẫn chưa phát hiện được virus cho đến khoảng sau 12 tuần từ khi bị lây nhiễm thì cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu, lúc này xét nghiệm HIV mới cho ra kết quả dương tính, nhưng đa số người nhiễm bệnh đều không phát hiện được nên giai đoạn này đặc biệt dễ lây.
Giai đoạn không triệu chứng (hay giai đoạn mãn tính): Thời gian này thì người nhiễm virus HIV khá khỏe mạnh với hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động mạnh mẽ và làm giảm số lượng virus trong máu xuống cùng số lượng bạch cầu bị tiêu diệt không đáng kể.
Đa phần virus hoạt động chủ yếu trong hạch bạch huyết làm cho các hạch này thường bị sưng do phản ứng với số lượng lớn virus bị kẹt trong mạng lưới tế bào tua hình nang (FDC).
Lúc này, virus HIV vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ nên các mô giàu tế bào CD4+ xung quanh cũng có thể bị nhiễm bệnh. Hơn nữa, các hạt virus HIV tích tụ cả trong các tế bào bị nhiễm ở dạng virus tự do, thông thường giai đoạn này kéo dài từ 5 đến 20 năm tùy thể trạng
Giai đoạn AIDS (hay giai tử vong): Đây là giai đoạn cuối trong chuỗi 3 giai đoạn mà chúng tôi muốn giải đáp cho nghi vấn có mấy giai đoạn diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV, và cũng là điểm tử vong. Đến cận giai đoạn AIDS sẽ xuất hiện triệu chứng của hàng loạt bệnh lý khác nhau như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, phát ban da, lở loét miệng. Một thời gian sau đó, hơn 70% bệnh nhân sẽ xuất hiện hạch trên toàn cơ thể hay còn gọi là hội chứng hạch toàn thân, với mỗi hạch thường có đường kính trên 1cm kéo dài trên 1 tháng, kèm theo là hiện tượng sụt khoảng 10% trọng lượng cơ thể.
Vào lúc này thì hệ thống miễn dịch của cơ thể hầu như đã bị vô hiệu hóa khiến cơ thể mất đi hàng rào bảo vệ tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn xâm nhập. Giai đoạn này thuốc chỉ có thể duy trì sự sống nhưng không dùng đúng cách dễ gây tử vong.
Cần làm gì khi gặp bệnh HIV?
Ngoài nắm được thông tin có mấy giai đoạn diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV? thì bạn nên thực hiện những điều sau để có thể tự cứu bản thân.
Tiến hành xét nghiệm virus HIV: Người bệnh nên tiến hành thăm khám sức khỏe thường xuyên để, đặc biệt đừng bỏ qua các xét nghiệm HIV để có thể sớm nắm kết quả về bệnh, cụ thể:
♦ Nếu dương tính: Trong máu hiện tại có kháng thể virus HIV tức là bạn đã nhiễm HIV. Đối với trẻ sơ sinh lúc chào đời sẽ mang theo kháng thể HIV của mẹ nhưng phải sau 1 đến 2 tháng mới xác định rõ ràng.
♦ Nếu âm tính: Kết quả này xuất hiện chỉ khi không nhiễm HIV hoặc bị nhiễm HIV nhưng đang trong giai đoạn cửa sổ. Do đó, trong 3 đến 6 tháng tiếp theo nên đi xét nghiệm lại để có kết quả rõ ràng hơn.
Kết quả chưa rõ: Nếu ra kết quả này có thể bạn đang trong giai đoạn cửa sổ hoặc đang dùng một số loại thuốc nào đó ảnh hưởng đến khả năng nhận biết kháng thể, từ đó khó cho kết quả chính xác.
Thực hiện việc điều trị HIV/AIDS: Hiện tại, HIV vẫn chưa có vaccine phòng ngừa hoặc một liệu pháp điều trị cụ thể, thế nhưng người bị bệnh AIDS có thể kéo dài chất lượng cuộc sống bằng cách điều trị kết hợp với thuốc kháng virus – ARV (Anti – retrovirus) giúp làm chậm lại sự phát triển của virus và tăng khả năng miễn dịch. Do đó, cách tối ưu là phải tự bảo vệ và phòng ngừa virus cho bản thân bằng cách cập nhật thông tin hữu ích về HIV.
Phòng ngừa HIV ngay hôm nay: Điều đầu tiên cần thực hiện để phòng ngừa HIV đó chính là quan hệ tình dục lành mạnh, chung thuỷ và hạn chế số lượng bạn tình; phòng chống lây qua đường máu bằng cách thường kiểm tra HIV mẫu máu truyền vào cơ thể, các tổ chức bán sản phẩm máu phải có giấy xác nhận sản phẩm đã được kiểm tra HIV, không dùng chung kim tiêm tuân theo nguyên tắc tiệt trùng trong thực hành y học chỉ bơm kim tiêm 1 lần, xét nghiệm để sàng lọc kỹ tinh dịch và cơ quan; phòng chống lây nhiễm từ mẹ sang bé bằng cách điều trị thuốc kháng virus cho mẹ, điều trị dự phòng cho trẻ sơ sinh, chị em không may mắc HIV nên đẻ mổ và sau sinh không nuôi con bằng sữa mẹ.
Hơn hết, việc điều trị HIV ngay từ giai đoạn đầu nên được ưu tiên vì mang lại nhiều kết quả khả quan hơn.
Chúng tôi vừa gửi đến bạn đọc những giai đoạn diễn biến tự nhiên khi nhiễm HIV cần được lưu tâm. Nếu bạn phát hiện có các dấu hiệu bất thường hay có nguy cơ phơi nhiễm với HIV nên chủ động làm xét nghiệm sàng lọc sớm để bảo vệ mình và cộng đồng.