Đái tháo đường nằm trong các bệnh lý nguy hiểm chiếm tỷ lệ cực cao ở Việt Nam hiện nay. Đa phần nguyên nhân gây bệnh thường do sự chủ quan hoặc không biết mình đang bị bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, việc nắm được các chỉ số quan trọng trong huyết thanh sẽ giúp chủ động hơn trong việc kiểm soát sức khỏe và bệnh tiểu đường, nhưng chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Tìm hiểu đái tháo đường và chỉ số đường huyết
Đái tháo đường được biết đến là một dạng rối loạn glucose khi đói hoặc rối loạn dung nạp glucose. Đa phần người mắc bệnh thường có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa cao tới mức chẩn đoán mắc phải bệnh tiểu đường. Có thể hiểu theo cách khác, đái tháo đường là cảnh báo dấu hiệu cho thấy người bệnh có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2.
Tổng hợp các chỉ số đường huyết tiêu chuẩn
Glucose là một loại đường đơn giản (sản phẩm chủ yếu từ quá trình chuyển hóa chất bột đường (carbohydrate)) thường được cơ thể sử dụng để cung cấp năng lượng cho hoạt động của nhiều tế bào. Lượng đường huyết là cách gọi đơn giản để chỉ nồng độ đường glucose trong máu một cá nhân.
Đa phần tiến hành xét nghiệm glucose máu cho biết nồng độ đường glucose trong máu, từ đó đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể. Điều này giúp bác sĩ xác định một người có mắc các bệnh lý liên quan tới đường huyết gồm có hạ đường huyết, tiểu đường, tiền tiểu đường…. Đồng thời, xét nghiệm glucose máu còn giúp xem xét một người mắc bệnh tiểu đường có đáp ứng với biện pháp điều trị đang được áp dụng ổn hay không.
Các loại chỉ số đường huyết thường gặp
Chỉ số đường huyết là giá trị nồng độ glucose trong máu với đơn vị đo gồm mmol/L hoặc mg/dl. Nếu một người muốn xác định chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường? thì cần tiến hành xét nghiệm đường huyết của, vì trong máu luôn có một lượng đường nhất định nếu lượng đường nay cao hơn mức bình thường sẽ dẫn tới đái tháo đường, bao gồm 4 chỉ số đường huyết cơ bản như Đường huyết ngẫu nhiên; Đường huyết lúc đói; Đường huyết sau ăn; HbA1C. Chỉ số đường huyết giúp xác định glucose trong máu của một người tại thời điểm khảo sát, từ đó xác định được bệnh tiểu đường đang ở mức nào?
Chỉ số Glucose như thế nào là bình thường?
Lượng đường huyết tăng lên sau mỗi bữa ăn và giảm đi khi hoạt động thể thao nên chỉ số glucose mỗi thời điểm đều có kết quả khác nhau. Thế nên, người bệnh cần biết về chỉ số Glucose bình thường bằng cách căn cứ vào những chỉ số sau đây:
Chỉ số Glucose khi đói: Thường được đo vào buổi sáng sớm vì lúc này cơ thể chưa tiếp thu thực phẩm. Chỉ số bình thường ở trường hợp này vào khoảng giữa 70mg/dL đến 92mg/dL. Theo bác sĩ cho hay người có chỉ số đường huyết thuộc trường hợp này ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong vòng 10 năm tới hoặc có thể lâu dài hơn nếu chế độ ăn uống khoa học.
Chỉ số Glucose sau khi ăn: Một người khỏe mạnh sẽ có nồng độ đường huyết sau các bữa ăn ở dưới 120mg/dL, cần đo trong khoảng từ 1 đến 2h sau mỗi khi kết thúc bữa ăn để được kết quả chính xác và hạn chế sai số.
Chỉ số Glucose sau khi xét nghiệm HbA1C: Đây là biện pháp khá phổ biến để xác định bệnh nhân có mắc bệnh đái tháo đường hay không, thông thường HbA1C đạt trạng thái cân bằng vào khoảng dưới 48 mmol/mol.
[Giải Đáp] Liệu chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Với nghi vấn chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường? theo bác sĩ cho biết cần dựa vào kết quả xác định lượng đường trong máu mới đưa ra kết luận chính xác. Cụ thể, chỉ số glucose trong máu ở một trong các trường hợp dưới đây được xem là bị tiểu đường như:
► Khi xét nghiệm FTG cho ra kết quả chỉ số glucose lớn hơn hoặc bằng 126 mg/dL.
► Người bệnh thực hiện phương pháp trải nghiệm quá trình hấp thụ glucose ( cụ thể là uống 75g glucose sau đó 2 giờ thì được mang đi kiểm tra đường huyết) nếu chỉ số glucose lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dL có thể đã bị tiểu đường.
► Thực hiện tất cả các xét nghiệm đường huyết cho kết quả chỉ số glucose lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dL.
► Thực hiện xét nghiệm HbA1C nếu vượt mất cân bằng 48 mmol/mol có thể đã mắc bệnh đái tháo đường.
Nếu bạn đọc muốn nhận được kết quả xét nghiệm chính xác thì cần đến trung tâm chuyên khoa để được bác sĩ trực tiếp chỉ định và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Hơn nữa, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm cũng như quá trình thăm khám lâm sàng để đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp tránh thai biến nguy hiểm về sau.
Những cách phòng tránh bệnh đái tháo đường nguy hiểm
Bên cạnh việc điều trị bài bản căn bệnh tiểu đường thì người bệnh cũng cần lưu tâm phòng tránh bệnh để không phải khổ sở về sau.
Nên ăn nhiều thực phẩm ít hoặc không gây tăng glucose: Người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm (dùng ít lại), phở, bún, các loại bánh kẹo. Thay vào đó, bạn hãy ưu tiên thực phẩm như yến mạch, gạo lứt vừa tốt cho sức khỏe, vừa ít tăng lượng đường trong máu, cùng các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, khoai lang, rau bina…
Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe: Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng thì bạn cũng cần tham gia các hoạt động thể thao bao gồm chạy bộ, bơi lội, cầu lông, yoga để hạn chế lượng đường trong máu. Hơn thế, cơ thể được giải phóng năng lượng trở nên thoải mái, tinh thần minh mẫn, từ đó quá trình chuyển hóa năng lượng tốt hơn. Lúc này, lượng glucose được sử dụng đúng và hiệu quả không gây tăng đột biến. Thế nên, bạn cần dành 30 phút mỗi ngày cho những bài tập luyện thể thao để bảo vệ tốt sức khỏe của mình.
Có thể bổ sung các loại thảo dược xuất xứ tự nhiên: Những loại thảo dược tự nhiên hỗ trợ giảm thiểu cũng như ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tiểu đường, bao gồm: thiên hoa phấn, sinh địa, hoài sơn, hơn nữa có nhiều dược liệu được chế biến thành các bài thuốc quý trong dân gian. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng liệu lượng và công thức mới phát huy được tác dụng hạ đường huyết thực tốt nên đừng bỏ qua việc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nắm được thời điểm kiểm tra đường huyết chuẩn xác: Bạn cần phải biết làm cách nào để xác định chỉ số đường huyết chính xác nhất?
Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn: Bạn nên thực hiện kiểm tra vào buổi sáng và cần nhịn ăn sáng hoặc đợi 8h sau khi ăn bạn mới được kiểm tra chỉ số đường huyết.
Kiểm tra lượng đường huyết sau khi ăn 2 giờ: Đối với người khỏe mạnh thì sau khi ăn 2 giờ thì lượng đường huyết sẽ giảm xuống dưới 140 mg/dL. Nếu bạn đo thấy lượng đường huyết không giảm mà có thể tăng cao hơn 140 mg/dL sau khi ăn, thì nguy cơ bị tiểu đường hoặc phát triển thành biến chứng nghiêm trọng hơn.
Sử dụng máy đo đường huyết chuyên dụng: Hiện tại trên thị trường có khá nhiều loại máy đo đường huyết với nhiều kích cỡ phù hợp với mọi người, cùng với độ chính xác mang đến khá cao nên thực sự tiện lợi cho những người bận rộn.
Chọn trung tâm chuyên khoa uy tín để tiến hành xét nghiệm tiểu đường: Nếu bạn muốn biết chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường? Nên chọn cho bản thân một địa chỉ khám chữa bệnh tiểu đường uy tín với bác sĩ giỏi cùng thiết bị hiện đại để nhận được kết quả chính xác cũng như biện pháp chữa trị tốt.