Banner

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ

Xếp hạng: 0 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

Chỉ số đường huyết thai kỳ là những chỉ số đo lường và phản ánh hàm lượng đường (glucose) trong máu của chị em thai phụ, vậy chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu? Vì nồng độ đường trong máu vượt mức giới hạn cho phép thì thai phụ có thể bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Thế nào là chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ?

Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết thì chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ thường rơi vào các thông số sau: 

Chỉ số đường huyết lúc đói là  ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)

Chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ là  ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)

Chỉ số đường huyết sau 2 giờ là ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

Tình trạng đái tháo đường trong lúc mang thai được xác định khi 2 kết quả bằng hoặc hơn giới hạn trên. Ngoài ra, hiện tượng rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ được phát hiện khi có một kết quả bằng hay hơn giới hạn trên.

Thế nào là chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ?

Những nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ 

Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể do một do một số yếu tố dưới đây gây ra, bao gồm:

Chị em mang thai khi đã quá tuổi 30

Trong gia đình đã từng có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Tiền sử bệnh lý bản thân đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

Người bị thừa cân - béo phì trước và trong khi đang mang thai, sinh ra bé trước nặng hơn 4,1kg.

Xác định chỉ số đường huyết trong thời kỳ mang thai 

Muốn xác định rõ hơn về chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ thì cần căn cứ vào những lần khám thai, cụ thể: 

tendo Lần khám thai đầu tiên: Khi thai phụ có nhiều yếu tố nguy cơ làm dẫn đến sự thay đổi chỉ số đường huyết thì cần nhanh chóng tiến hành xác định đường huyết đói, HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.

Nếu giá trị đường huyết lúc đói đo được > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L => thai phụ được chẩn đoán bị đái tháo đường lâm sàng.

Nếu giá trị đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L => thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ.

Nếu giá trị đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

tendo Vào tuần 24-28 của thai kỳ: Như đã đề cập ở trên, lý do chị em phải áp dụng nghiệm pháp dung nạp glucose vào giai đoạn này. 

Cách thực hiện: Thai phụ sẽ tiến hành đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó, chị em được yêu cầu sử dụng một lượng glucose khoảng 75 g trong vòng 5 phút, kế đến bác sĩ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1 và 2 tiếng kể từ khi uống glucose.

Nếu lượng glucose trong máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.

Nếu lượng glucose trong máu vượt chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ thì chị em đã mắc đái tháo đường thai kỳ.

Ngược lại, nếu mức insulin và chỉ số tiểu đường thai kỳ đều ở giới hạn an toàn thì bạn không nằm trong nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách xử lý khi gặp phải bệnh đái tháo đường thai kỳ

Nếu chị em bị chẩn đoán mắc phải đái tháo đường thai kỳ trước tiên hãy giữ bình tĩnh rồi thực hiện các chỉ dẫn sau đây của chúng tôi để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

tim Tiến hành kiểm tra sức khỏe thai sản định đình: Đặc biệt, chị em cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Điều này giúp thai phụ dễ dàng theo dõi những biến động của bệnh, cũng như chủ động phòng ngừa để kiểm soát lượng đường trong máu.

tim Cần dùng thuốc theo đúng đơn và hướng dẫn của bác sĩ: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ dùng thuốc để điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải vì biết thuốc hỗ trợ tốt cho tình trạng đái tháo đường mà chị em tự ý mua thuốc về nhà chữa trị. Điều này chỉ khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí còn gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng cả mẹ lẫn bé. 

Cách xử lý khi gặp phải bệnh đái tháo đường thai kỳ

tim Cần duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai: Khi đã quyết định có em bé, chị em hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Dù biết thừa cân không phải là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường thai kỳ nhưng đó cũng là yếu tố nguy tăng nguy cơ mắc bệnh. 

tim​​​​​​​ Kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống khoa học không giảm được nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, còn giúp cải thiện sức khỏe của thai phụ trong những ngày bầu bí mệt mỏi. Chính vì vậy, chị em hãy cố gắng cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất còn lại giúp cho chỉ số đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn.

tim​​​​​​​ Tăng cường vận động phù hợp: Vận động sẽ giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ cực tốt, nhưng trước khi hành động chị em hãy tham khảo qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa để thiết lập một chế độ vận động phù hợp đối với sức khỏe. Nếu ổn định chị em hãy dành 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục phù hợp như đi bộ hoặc bơi lội.

Thực hiện các xét nghiệm tiểu đường cần thiết

tim​​​​​​​ Thực hiện các xét nghiệm tiểu đường cần thiết: Trong lúc mang thai ngoài thăm khám toàn diện sức khỏe thai kỳ thì chị em cũng đừng bỏ qua các xét nghiệm tiểu đường cần thiết như

Xét nghiệm lượng Glucose trong máu: Một người khỏe mạnh thì hàm lượng Glucose trong máu lúc đói là (3,9 – 6,4mmol/L), khoảng 70-100 mg/dl. Tuy nhiên, hàm lượng đó vượt ngoài mức bình thường hay là cao hơn hoặc bằng 7mmol/L có thể đang mắc tiểu đường.

Xét nghiệm Glucose trong máu lúc đói: Để có kết quả tốt, chị em cần nhịn ăn ít nhất 6h để đánh giá đúng sự điều chỉnh glucose máu trong cơ thể. Như đã đề cập lượng đường huyết bình thường ở trên, nếu lượng đường huyết lúc đói của bạn vượt quá 7mmol/L có thể đoán bạn đã mắc bệnh tiểu đường, ngược lại thấp hơn hơn 3,9 mmol/L hoặc nằm trong khoảng 6,4mmol/L – 6,9 mmol/L thì vài ngày sau cần quay lại để làm xét nghiệm dung nạp Glucose.

Xét nghiệm dung nạp Glucose: Cũng tương tự như xét nghiệm hàm lượng Glucose lúc đói, thì bác sĩ sẽ tiến hành sau khi bạn đã nhịn ăn ít nhất là 6 giờ đồng hồ. Bác sĩ sẽ yêu cầu uống ly nước có chứa 75g glucose và tiến hành xét nghiệm sau 2 giờ đồng hồ kể từ khi uống hết ly nước. Tại thời điểm là xét nghiệm thì phạm vị đường huyết ở những người bình thường sẽ dưới 7,8 mmol/L. Thế nên, nếu chỉ số xét nghiệm đường huyết từ 7,8 – 11 mmol/L có nghĩa nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường, còn trường hợp trên 11,1 mmol/L thì kết luận là bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm glucose ngẫu nhiên: Kết quả xét nghiệm này có chỉ số cao hơn 11,1 mmol/L thì có thể đã bị mắc bệnh tiểu đường, nhưng xét nghiệm này cần tiến hành 2 lần hoặc các bệnh nhân mang triệu chứng điển hình của tiểu đường. Nếu kết quả nhiều lần vẫn là 11,1 mmol/L thì sẽ kết luận mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm HbA1c: Đây là xét nghiệm được sử dụng để đánh giá tổng thể lượng đường trong máu trong thời gian dài 2 tháng. Đồng thời đánh giá tính hiệu quả của phương pháp kiểm soát đường máu ở người mắc bệnh tiểu đường. Thông thường chỉ số HbA1c ở người khỏe mạnh có giá trị ở dưới 5,7%, nếu giá trị này nằm trong phạm vi từ 5,7 – 6,4 % có nguy cơ mắc tiểu đường khá cao, ngược lại giá trị chỉ số HbA1c trên 6,4 % chắc chắn đã mắc bệnh tiểu đường.

Từ khóa:

chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ, chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ bao nhiêu, chỉ số đường huyết ở thai phụ, chỉ số đường huyết của thai phụ, chỉ số đường huyết,

Bài viết liên quan
Cách làm đẹp da mặt đơn giản mỗi ngày cho người bận rộn

16-10-2019
Cuộc sống quá nhiều công việc và áp lực khiến cho các cô nàng không...

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

31-12-2020
Thoát vị đĩa đệm nằm trong nhóm bệnh xương khớp phổ biến nhưng...

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì?

22-12-2020
Những cặp đôi chuẩn bị kết hôn cần thực hiện khám sức khỏe tiền...

Chế độ ăn của người tiểu đường

08-01-2021
Chế độ ăn của người tiểu đường là một trong các yếu tố quan...