Banner

Chế độ ăn của người tiểu đường

Xếp hạng: 0 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

Chế độ ăn của người tiểu đường là một trong các yếu tố quan trọng giúp người bệnh hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, đâu mới là chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 chuẩn xác? Nếu bạn đọc đang có mối quan tâm này hãy dành chút thời gian để theo dõi bài viết dưới đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các thông tin cần biết về bệnh tiểu đường tuýp 2 

Tiểu đường tuýp 2 có thể hiểu đơn giản là cơ thể của người mắc bệnh không thể tạo ra và tận dụng insulin - đây là hormone giúp lượng đường trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho tế bào cùng các hoạt động của cơ thể. Nếu insulin không được hình thành thì đường sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường.

Hàng loạt biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 để càng lâu sẽ gây nhiều biến chứng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng, cụ thể:

 tenxanh Biến chứng ở tim mạch: Đây là nguyên nhân nguy hiểm hàng đầu có thể dẫn đến các cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ bất ngờ. Đặc biệt, các tác động do huyết áp cao, cholesterol cao càng khiến biến chứng này đến nhanh hơn.

 tenxanh Biến chứng ở thận: Bệnh tiểu đường sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở thận sẽ bị tổn thương, từ đó hoạt động của thận kém đi thậm chí dẫn đến suy thận.

Hàng loạt biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường tuýp 2

 tenxanh Biến chứng ở thần kinh ngoại vi: Căn bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống thần kinh trên cơ thể. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, sức khỏe sinh lý và hoạt động ở các chi. Đặc biệt là bàn chân sẽ bị đau - ngứa và mất cảm giác, thậm chí là nhiễm trùng nặng buộc phải cắt bỏ.

 tenxanh Biến chứng ở đôi mắt: Khi đường trong máu cao sẽ khiến thị lực bị giảm sút, thậm chí phần võng mạc bị tổn thương có thể dẫn tới mù lòa.

 tenxanh Các biến chứng trong thời kỳ mang thai: Thai phụ bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai sẽ khiến bé bị thừa cân dẫn đến việc sinh nở gặp khó khăn. Điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Đặc biệt, em bé khi ra đời có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao trong tương lai.

Nếu bạn muốn tránh các biến chứng nguy hiểm trên cần hỗ trợ điều trị đúng phương pháp kết hợp chế độ ăn của người tiểu đường để cải thiện và dần phục hồi sức khỏe.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Lưu ý nguyên tắc về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2

Các đối tượng mắc bệnh tiểu đường dù là tuýp 1 hoặc tuýp 2 thì chế độ ăn uống luôn đóng vai trò quan trọng giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Vì người bệnh không ăn uống hợp lý sẽ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Thế nên, mọi người đều cần biết  chế độ ăn của người tiểu đường cần tuân thủ những nguyên tắc gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết chế độ ăn của người tiểu đường type 1 hoặc type 2 cần xây dựng theo mục tiêu ổn định đường huyết trong máu chứ không nên kiêng mọi thứ.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn dành cho người tiểu đường tuýp 2

Cụ thể, người bệnh nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày nhằm tránh cho đường huyết tăng đột ngột, phải ăn đúng giờ và điều độ tránh để bụng quá đói hoặc quá no. Bên cạnh đó, cơ cấu và khối lượng các bữa ăn cần thay đổi phải thay đổi từ từ không được quá nhanh và quá nhiều. Sau khi ăn xong, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, tránh nằm hoặc ngồi một chỗ sau bữa ăn; không được bỏ bữa.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 thế nào được coi là hợp lý?

Dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần chia đều 50% rau củ không tinh bột, 50% thực phẩm tốt cho sức khỏe khác gồm có ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các chế phẩm từ sữa tách béo hoặc ít béo, trái cây tươi và các chất béo lành mạnh. Hơn nữa, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cần phải chú ý các thực phẩm cần ăn và kiêng để bảo đảm sức khỏe.

tayxanh Nhóm thực phẩm nên bổ sung: Mắc bệnh tiểu đường dù là tuýp 1 hay tuýp 2 cũng đừng bỏ qua thức ăn yêu thích, thay vào đó có thể ăn một lượng nhỏ và đừng ăn thường xuyên. Tuy nhiên, một chế độ ăn lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cần bổ sung các loại thực phẩm sau đây:

 Rau xanh và trái cây: Các loại thực phẩm này không những chứa nhiều chất xơ, mà còn kèm theo vitamin, chất chống oxy hóa; giúp hấp thu đường rất tốt, tăng đường huyết, thậm chí chất xơ còn tốt cho cả hệ tiêu hóa tránh táo bón cực tốt. Do đó, người bệnh tiểu đường cần bổ sung ngay các loại  rau củ quả sau:

   ♦ Rau củ không chứa tinh bột bao gồm mồng tơi, atiso, măng tây, bắp non, giá đỗ, củ cải, bông cải xanh, bắp cải, cà rốt, cần tây, quả su su, dưa chuột, cà tím, cải xoăn, mướp, các loại nấm, đậu bắp, hành, ớt chuông, bí ngòi, cà chua, đậu đũa,..v..v…

   ♦ Rau củ chứa tinh bột tốt gồm các loại khoai, ngô và đậu xanh

   ♦ Trái cây tươi gồm quả cam, ổi, táo, xoài, lê…

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 thế nào được coi là hợp lý?

 Nhóm tinh bột phức tạp: Người bệnh tiểu đường cần lựa chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt (chiếm ít nhất nửa lượng tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày). Những loại thực phẩm nên ăn gồm lúa mì, gạo lứt, gạo xát rối, yến mạch, hạt quinoa (hạt diêm mạch),…

 Nhóm chất đạm: Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá (gồm có cá trích, cá thu, cá mòi, cá hồi, cá tuyết, cá bơn, cá rô phi,…) quả trứng, đậu đỗ ( bao gồm đậu tương, đậu hũ, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen, đậu lăng). Lưu ý những đối tượng mắc bệnh tiểu đường nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần.

 Nhóm chất béo: Mắc bệnh tiểu đường cũng cần bổ sung các chất béo lành mạnh như dầu oliu, các loại hạt, quả bơ; chất béo có trong cá omega 3 - omega 6 trong cá hồi, cá ngừ, cá thu; uống các loại sữa ít béo như sữa chua, sữa tách béo, sữa đậu nành…

tayxanh Nhóm thực phẩm phải kiêng cữ: Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cần hạn chế hoặc loại bỏ luôn các thực phẩm sau. 

 Những đồ ăn và thức uống có đường: Chúng chứa nhiều đường fructose - đây là loại đường có liên quan chặt chẽ đến tình trạng kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường.Thậm chí, lượng đường fructose còn thúc đẩy mỡ bụng và tăng mức cholesterol, triglyceride có hại. Hơn nữa, người ăn nhiều thực phẩm chứa đường hoặc uống quá nhiều nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ hoặc bệnh tim mạch.

 Các chất béo chuyển hóa: Chúng làm giảm mức chất béo “tốt” và làm tăng chất béo “xấu”, gây biến chứng của bệnh tiểu đường, tăng viêm nhiễm và kháng insulin. Chất béo chuyển hóa thường có trong thực phẩm chế biến sẵn gồm xúc xích, thịt xông khói, thực phẩm chiên rán; các loại snack như bim bim, bỏng ngô, khoai tây chiên,…

 Tinh bột tinh chế: Thường ít chất xơ khiến quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh làm hấp thu lượng đường lớn vào máu, nên bạn cần hạn chế dùng bánh mì trắng, cơm, mì ống,...

click Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn biết được chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 thế nào là chuẩn xác? Từ đó, người bệnh có cơ sở để điều chỉnh thực đơn phù hợp hơn.

Từ khóa:

chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2, chế độ ăn của người tiểu đường, tiểu đường tuýp 2, bị tiểu đường tuýp 2, chế độ ăn khi bị tiểu đường tuýp 2,

Bài viết liên quan
Người mắc bệnh cường giáp nên ăn gì?

21-12-2020
Căn bệnh cường giáp tiềm ẩn nhiều hiểm họa nhưng được hỗ trợ...

Cắt bỏ tuyến giáp liệu có ảnh hưởng gì không?

28-12-2020
Cắt bỏ tuyến giáp chỉ biện pháp phẫu thuật khá phổ biến để áp...

Khắc phục 8 chứng bệnh văn phòng hay mắc phải

18-10-2019
Dân văn phòng thường có nguy cơ mắc những căn bệnh do ngồi làm việc...

Đau bụng dưới bên phải ở nữ là bị gì?

31-12-2020
Tình trạng đau bụng dưới bên phải ở nữ khá phổ biến và xuất phát...