Cắt bỏ tuyến giáp chỉ biện pháp phẫu thuật khá phổ biến để áp dụng chữa trị bệnh về tuyến giáp. Thế nhưng, một vấn đề được đặt ra liệu tiến hành cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì? Với nghi vấn này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc đáp án qua bài viết cắt bỏ tuyến giáp liệu có ảnh hưởng gì không, bên dưới nên đừng bỏ qua.
Tìm hiểu về các hình thức cắt bỏ tuyến giáp hiện nay
Trước khi đến với đáp án của nghi vấn cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì? hãy cùng điểm qua các hình thức loại bỏ tuyến giáp đang được áp dụng hiện nay. Tại Việt Nam hiện nay, biện pháp phẫu thuật đã được áp dụng rộng rãi trong việc chữa trị bệnh tuyến giáp. Qua thăm khám, người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, cụ thể:
Tiến hành loại bỏ một phần tuyến giáp
Biện pháp này thường chỉ định cho trường hợp các khối u lành tính xuất hiện ở tuyến giáp to chèn ép lên các cơ quan xung quanh hoặc trường hợp người bệnh bị u ác tính nhưng khối u thể nhú chỉ mới xuất hiện và chỉ ảnh hưởng đến một bên thùy giáp.
Tiến hành loại bỏ toàn bộ tuyến giáp tránh di căn
Đây là lựa chọn hàng đầu để loại bỏ ung thư tuyến giáp cụ thể là các trường hợp u nhú phát triển lan ra cả tuyến, ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư di căn. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được điều trị bằng Iốt phóng xạ để loại bỏ hết ung thư.
[GIẢI ĐÁP] Liệu cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì?
Tuyến giáp nằm trong hệ thống tuyến nội tiết quan trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ thể. Do đó, nhiều người bệnh có cơ sở để đặt ra nghi vấn cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì? Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết ảnh hưởng của một cuộc phẫu thuật tuyến giáp là có, thậm chí còn dẫn đến biến chứng chảy máu và nhiễm trùng - đây là 2 tai biến khá nguy hiểm ảnh hưởng đến cả sức khỏe lẫn tính mạng người bệnh.
Thế nhưng, mọi người có thể an tâm vì 2 biến chứng trên đã được khắc phục đến tỷ lệ cực thấp, vì cắt bỏ tuyến giáp ngày càng được cải thiện với biện pháp mổ nội soi nên hạn chế tốt tai biến không mong muốn.
Tuy nhiên, nếu phải nói cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì, thì còn phải kể đến một số rủi ro khác dễ gặp phải như sau:
Bị khó thở: Ngoài tình trạng chảy máu nhiễm trùng thì khó thở là đáp án tiếp theo cho câu hỏi cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì? Các vấn đề hô hấp sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có thể do 2 nguyên nhân cơ bản gồm: trường hợp do một cục máu đông lớn chặn khí quản (cần can thiệp y khoa trước khi quá muộn); do cả hai dây thần kinh thanh quản quặt ngược đều đã tổn thương (trường hợp này cần thực hiện phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp).
Khó kiểm soát vấn đề nhiễm độc giáp: Trường hợp này thường gặp ở 2 đến 4% người bệnh đã trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Thông thường, khó kiểm soát vấn đề nhiễm độc giáp thường được hỗ trợ điều trị bằng iốt phóng xạ và không cần phải phẫu thuật thêm.
Bị thay đổi giọng nói: Những người bệnh có nghề nghiệp sử dụng giọng nói thường xuyên như giáo viên, tư vấn viên, MC, cần phải tham khảo kỹ càng với bác sĩ phụ trách. Thay đổi giọng nói không phải một biến chứng hiếm gặp sau khi cắt bỏ tuyến giáp, thường xảy ra ở khoảng 5 đến 10% số ca phẫu thuật và sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do chấn thương dây thần kinh quặt ngược thanh quản hoặc dây thần kinh bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật, tuy nhiên vẫn có 1% trường hợp sẽ bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn.
Ảnh hưởng đến tuyến cận giáp: Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, việc bảo vệ tuyến cận giáp là một trong những nhiệm vụ đặc biệt khó khăn. Các tình trạng tổn thương tạm thời khá phổ biến với tỷ lệ tổn thương vĩnh viễn lên đến khoảng 4%. Khi tuyến cận giáp bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng canxi trong máu thấp, ngoài ra còn gây ra các triệu chứng như ngứa ran ở bàn chân, bàn tay và xung quanh miệng, nếu tình trạng nặng có thể dẫn đến co quắp ngón tay và bàn tay.
Nhìn chung thì tuyến cận giáp có thể không hoạt động bình thường ngay sau khi tiến hành cắt bỏ tuyến giáp. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung thêm canxi và vitamin D trong khoảng vài tuần sau phẫu thuật với liều lượng bổ sung sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Lượng canxi được bổ sung sẽ giảm dần và sẽ ngừng khi thích hợp. Ngoài ra, sau hồi phục phụ nữ trên 40 tuổi sẽ được bổ sung với liều lượng nhỏ thay vì ngưng hoàn toàn để ngăn ngừa chứng loãng xương về sau.
Bị chứng khó nuốt: Đây là một triệu chứng phổ biến trong vài ngày đầu sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Thông thường biến chứng này chỉ xuất hiện tạm thời nhưng cũng có khi kéo dài dai dẳng nhưng khá hiếm.
Hiện tượng tiết dịch: Tình trạng này có dịch lỏng tích tụ dưới bề mặt vết mổ sau phẫu thuật, gây viêm hoặc sưng. Thông thường, hiện tượng tiết dịch sẽ giảm dần sau vài ngày hoặc vài tuần, nếu tình nghiêm trọng hơn cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.
Bị suy tuyến giáp: Nếu người bệnh bắt buộc phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, thì lúc nào cũng ở trong tình trạng suy giáp và cần được bổ sung hormone tuyến giáp. Nếu người bệnh chỉ cắt bỏ một phần tuyến giáp sẽ rất khó để biết được sẽ phải dùng thuốc điều trị tuyến giáp trong bao lâu. Chính vì vậy, điều quan trọng là người bệnh phải đi xét nghiệm suy giáp thường xuyên. Suy giáp có thể xuất hiện nhiều năm sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp và cần phải được theo dõi suốt đời. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của tình trạng suy giáp bao gồm: cảm thấy lạnh, đặc biệt là ở các chi; phần da bị khô và thô ráp; tăng cân không rõ nguyên nhân hoặc quá mức; mệt mỏi và chậm chạp; táo bón; bị chuột rút cơ bắp; tăng lưu lượng kinh nguyệt và các giai đoạn thường xuyên hơn; thậm chí dẫn đến trầm cảm và khó tập trung.
Những điều cần biết về phòng tránh bệnh về tuyến giáp
Để tránh phải tiến đến bước phải cắt bỏ tuyến giáp, mọi người cần phòng tránh căn bệnh tuyến giáp ngay từ hôm nay bằng cách chú ý những điều sau:
Tránh các bức xạ gây ung thư tuyến giáp: Trong môn trường sống và làm việc có nhiều bức xạ ảnh gây ung thư cực nguy hiểm. Do đó, mọi người nên chú ý phòng tránh và thay đổi môi trường sống, hoặc dùng đồ bảo đạt chuẩn khi tham gia vào những nơi sản xuất các đồ linh kiện điện tử, nhà máy năng lượng hạt nhân, môi trường hóa chất độc hại,...
Có chế độ ăn uống khoa học: Thiếu i-ốt nằm trong các nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp, đặc biệt là ung thư. Do đó, bạn cần bổ sung i-ốt vào mỗi bữa ăn cùng các loại thực phẩm như rau xanh, các loại trái cây và chất xơ, từ đó cung cấp nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe. Đồng thời, bạn nên tránh dùng chất kích thích - cồn và các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản không tốt.
Giữ thân hình cân đối: Khi bị thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng đều tạo điều kiện cho tác nhân gây hại phát triển. Do đó, bạn cần duy trình thân hình cân đối bằng cách ăn uống đủ chất và điều độ, luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ,…
Đặc biệt, bạn cần thường xuyên tầm soát ung thư để có thể phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời đúng cách.