Bệnh trĩ là một trong số các bệnh lý phổ biến tại Việt Nam. Người xưa vẫn thường có câu “thập nhân cửu trĩ” chính là nói về mức độ phổ biến của căn bệnh này. Tuy nhiên vì vị trí mắc bệnh là bộ phận nhạy cảm mà đa phần tất cả mọi người đều ngó lơ căn bệnh. Một số khác tìm kiếm thông tin bị trĩ ngoại uống thuốc gì nhanh khỏi. Cùng đến với những chia sẻ sau đây về vấn đề này.
Bệnh trĩ ngoại và nguyên nhân gây ra trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn giãn nở quá mức, gây đau rát, chảy máu, sưng phù hoặc sà ra ngoài tùy vào cấp độ mắc bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng, dấu hiệu mắc bệnh mà bệnh trĩ được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Đối với trĩ nội, bạn có rất nhiều cách chữa đơn giản, hiệu quả nhưng với trĩ ngoại thì bạn chắc chắn phải đi khám, dùng thuốc hoặc sử dụng kỹ thuật ngoại khoa tùy theo từng cấp độ.
Phân biệt các cấp độ của bệnh trĩ ngoại
Khác với bệnh trĩ nội, trĩ ngoại có hẳn những dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng, mọi người có thể phân biệt chúng với từng cấp độ sau:
Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ giai đoạn này chỉ mới hình thành, dấu hiện tương tự trĩ nội là đau và ra máu khi đi đại tiện.
Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ lập lò ở ống hậu môn khi đi cầu tuy nhiên có thể tự co lại vào bên trong mà không cần tác động.
Trĩ ngoại độ 3: Búi trĩ sà ra ngoài khi đại tiện và ngồi xổm và phải dùng tay đẩy vào. Bình thường dùng tay sờ hậu môn cũng cảm thấy búi trĩ nằm ngay cửa.
Trĩ ngoại độ 4: Búi trĩ sà thẳng ra ngoài hậu môn ngay cả khi đi bộ và vận động. Người bệnh cảm thấy đau khi vận động, đặc biệt là ngồi ghế.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, từ đời sống, cách sinh hoạt, ăn uống, quần áo đều có thể là nguyên nhân làm bạn mắc phải bệnh trĩ. Cụ thể, trước khi tìm hiểu bị trĩ ngoại uống thuốc gì, hãy cùng điểm qua những nguyên nhân sau để xem bạn đang mắc phải tật xấu nào nhé:
Thường xuyên bị táo bón: Tình trạng táo bón không thể đi cầu sẽ tạo lực đè nén lên vùng hậu môn của bạn. Làm cho tình trạng giãn tĩnh mạch tiến triển nhanh hơn. Nguy cơ mắc bệnh trĩ cung cao hơn hẳn.
Ngồi nhiều: 80% dân văn phòng có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ. Nguyên nhân được cho là việc ngồi lâu 1 chỗ, thiếu vận động sẽ khiến trọng lượng cơ thể đè nặng vùng hậu môn, tạo áp lực cho tính mạch. Không chỉ vậy, ngồi lâu còn là nguyên nhân gây đau cột sống, thắt lưng.
Do chế độ ăn uống: Thực đơn hằng ngày với nhiều chất béo, nhiều gia vị, ít chất xơ, ăn uống tùy hứng, nạp quá nhiều caffeine và cồn là nguyên nhân gây ra bệnh táo bón.
Vận động nặng trong thời gian dài: Lao động nặng trong thời gian dài hoặc tập luyện nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh khi áp lực lên có thể quá nhiều, các cơ thắt lại và dần dần sẽ sưng phình lên.
Ngoài ra thì yếu tố di truyền, ảnh hưởng khi mang thai, rối loạn nội tiết tố,… cũng là những nguyên nhân có thể hình thành búi trĩ ngoại.
Bị trĩ ngoại uống thuốc gì nhanh khỏi?
Hiện nay trên thị trường việt nam không thiếu các loại thuốc chuyên điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên cần phân biệt thực phẩm chức năng hỗ trợ và các loại thuốc giúp điều trị bệnh. Bị trĩ ngoại uống thuốc gì? Hãy cùng điểm qua một vài loại thuốc được quảng cáo rầm rộ trên thị trường thuốc tây hiện nay nhé!
Các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiện nay
Thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại Proctolog: sử dụng cho những đối tượng bị bệnh trĩ nhẹ, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra, giảm áp lực co thắt ở hậu môn
Thuốc đặc trị bệnh trĩ Healit Rectan: Giúp cải thiện các triệu chứng đi cầu ra máu, viêm sưng búi trĩ, được chỉ định cho các trường hợp mới làm phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân bị áp xe hậu môn, rò hậu môn hoặc có vết nứt ở hậu môn.
Tottri chữa bệnh trĩ: Tottri là một trong nhưng đáp án cho bị trĩ ngoại uống thuốc gì nhanh khỏi. Sản phẩm được bào chế dưới viên hoàn cứng, phù hợp với người bị trĩ nội, trĩ ngoại độ 1, 2, 3, người thường xuyên bị đi ngoài ra máu tươi. Tottri có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, làm tăng trương lực của các tĩnh, cầm máu, thu nhỏ kích thước búi trĩ.
Thuốc chữa bệnh trĩ Avenoc: Đây là thuốc nhét trĩ được sản xuất tại Mỹ, tác dụng nhanh chóng làm giảm các dấu hiệu ngứa hậu môn, sa búi trĩ, phù nề niêm mạc hậu môn, đau và chảy máu khi đi cầu do bệnh trĩ gây ra.
Thuốc chữa A Nhật Bản: Được bào chế ở dạng kem bôi và viên đặt với nhiều thành phần giúp kháng viêm, làm dịu cơn đau, dưỡng ẩm, gây tê cực kì hiệu quả.
An Trĩ Vương: Đây là sản phẩm được bào chế dưới dạng viên uống và gel bôi. Có tác dụng chống táo bón và hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh trĩ khi sử dụng trong thời gian dài.
Thuốc bôi làm co búi trĩ Titanoreine: Đây là kem bôi có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm dịu kích ứng ở niêm mạc hậu môn, ngoài ra còn gây tê tạm thời, giúp giảm đau và làm mát.
Ngoài các loại thuốc kể trên, thị trương thuốc tây Việt Nam còn khá nhiều các loại thuốc khác giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên với ảnh hưởng mà bệnh trĩ mang lại người bệnh cần đến bệnh viên, phòng khám, các trung tâm y tế kiểm tra, phân tích tình trạng và có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Bị trĩ ngoại uống thuốc gì nhanh khỏi?
Thông thường đối với các trường hợp bị trĩ ngoại có tình trạng sưng, đau, nhiễm khuẩn hoặc tình trạng trĩ cấp độ 1 và 2, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống và thuốc bôi ngoài da để làm giảm các hiện tượng sưng viêm, điều hòa nhu động ruột, giúp phân mềm và dễ đi hơn. Dù là bạn có đang ở giai đoạn nào thì cũng cần nghiêm túc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp trị ngoại tự tiêu mà không cần can thiệp ngoại khoa.
Đối với tình trạng trĩ cấp 3 hoặc 4, búi trĩ sà ra ngoài thì sau khi dùng thuốc phải tiến hành cắt bỏ phần thịt lòi ra. Hiện nay các kỹ thuật điều trị trĩ rất tiên tiến, điển hình là phương pháp PPH – HCPT đến từu Mỹ với nhiều ưu điểm vượt trội.
Trên đây là một vài thông tin về bị trĩ ngoại uống thuốc gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích đến bạn đọc. Mọi thắc mắc liên quan trao đổi tại >>Hotline 039 957 5631<< hoặc >>Tư vấn sức khỏe<<. Thân ái! Và chúc các bạn nhiều sức khỏe!