Theo các quan niệm dân gian thì người bị thủy đậu cần phải kiêng nước và kiêng gió. Thế nên, phát sinh một vấn đề bị thủy đậu có được tắm không? Nếu bạn cũng mang thắc mắc tương tự hãy theo dõi bài viết giải đáp bị thủy đậu có được tắm không,để tìm hiểu chi tiết.
Tìm hiểu về căn bệnh thủy đậu
Trước khi giải đáp bị thủy đậu có được tắm không? hãy cùng chúng tôi điểm qua một số thông tin về căn bệnh xuất hiện trên da này. Bệnh thủy đậu chỉ một dạng bệnh lý nhiễm trùng da với tác nhân chính là loại virus có tên là Varicella Zoster (VZV). Khi chúng tấn công vào cơ thể khiến cơ thể người bệnh xuất hiện các bong bóng nước trên da và niêm mạc, cơ thể thì suy nhược, luôn mệt mỏi và sốt cao. Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm nhanh chóng từ người này sang người khác thông qua các phương thức khác nhau và có nguy cơ biến thành đại dịch nếu không ngăn ngừa.
Đa phần người mắc bệnh thủy đậu sẽ có biểu hiện lành tính và khỏi bệnh sau khoảng một đến hai tuần hỗ trợ điều trị bài bản. Thế nhưng, một số trường hợp bị biến chứng thành viêm não úng thủy đậu, xuất huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Bệnh thủy đậu có khả năng xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào trong đời người, đặc biệt là xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ từ 4 đến 9 tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm nếu điều trị bài bản thì tỷ lệ tái phát thủy đậu cực thấp, vì trong lúc chữa trị cơ thể đã tự hình thành kháng thể miễn bệnh và ngăn ngừa nguy cơ virus xâm nhập về sau.
Phân biệt bệnh thủy đậu với các loại bệnh khác
Trên thực tế, bệnh thủy đầu có một số biểu hiện trên da tương tự như các bệnh đậu mùa, chốc lở hay tay chân miệng ở trẻ em, nên gây ra nhiều khó khăn trong việc phân biệt. Do đó, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt bệnh thủy đậu với các loại bệnh khác qua thông tin sau:
► Thủy đậu vs bệnh đậu mùa: Virus gây bệnh đậu mùa là Varioka; còn thủy đậu là Varicella Zoster. Thủy đậu có khả năng truyền bệnh ngay từ lúc ủ bệnh và chưa hề xuất hiện các nốt mụn, ngược lại đậu mùa chỉ lây lan khi mụn đã xuất hiện cho đến khi hết hẳn các nốt mụn.
Với bệnh đậu mùa khi phát hiện thường xuất hiện các chấm nhỏ trên lưỡi và miệng; trong khi bệnh nhân thủy đậu thì lại không thấy. Nếu các nốt mụn của bệnh đầu mùa nằm rải rác toàn thân, thì bệnh thủy đậu nốt mụn chỉ tập trung nhiều ở phần thân trên, lưng, cánh tay,...
► Thủy đậu vs chốc lở: Bệnh chốc lở do nhiễm trùng các vết thương trên da như trầy xước, ghẻ, bị chàm, dị ứng, mà không phải các loại virus nguy hiểm và không thể lây lan. Mụn bong bóng do chốc lở sẽ hóa đục, đóng vảy và lên da non, không hề có nguy cơ lây lan rộng trên da như bệnh thủy đậu.
► Thủy đậu vs bệnh tay chân miệng: Đa phần bệnh tay chân miệng lây nhiễm bởi nhiễm virus đường ruột chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bệnh này có các biểu hiện như các nốt mụn nước nhỏ ở trong khoang miệng và khắp tay chân; kèm phát sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy,…
Qua những so sánh trên, người bệnh muốn biết chắc bản thân có mắc bệnh thủy đậu hay không hãy đến trung tâm chuyên khoa để được thăm khám ngay.
Biến chứng nguy hiểm mà bệnh thủy đậu gây ra
Đa phần các ca nhiễm thủy đậu hầu hết đều có biểu hiện lành tính, nhưng biến chứng của bệnh vẫn có thể xảy ra, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách. Theo bác sĩ cho hay các loại biến chứng thủy đậu có thể được chia thành 2 nhóm sớm và muộn:
Biến chứng sớm: Bị nhiễm trùng da - mô mềm với tình trạng bội nhiễm (do bong bóng nước vỡ hoặc lan rộng), tình trạng thủy đậu xuất huyết (nốt mụn nước lớn có mủ máu bên trong).
Viêm phổi thủy đậu: Bệnh viêm nhiễm này thường gặp ở người lớn vào thời điểm vào ngày thứ 3 đến 5 với các biểu hiện như ho nhiều thậm chí ho ra máu, đau tức ngực, khó thở, phát sốt. Ngoài ra, một số trường hợp nguy hiểm dễ gây phù phổi, tràn dịch màng phổi.
Bị viêm gan: Biến chứng này không hề hiếm gặp cũng không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt gây ra nhiều khó khăn khi muốn phát hiện bệnh, nhưng vẫn có thể thấy dấu hiệu như buồn nôn, khó tiêu, suy giảm hệ miễn dịch…
Viêm màng não: Một trong những biến chứng thần kinh thường gặp dễ gây tử vong ở người lớn, do cơ thể đã bị tấn công bởi loại virus tác động trực tiếp lên não. Biến chứng này sẽ xuất hiện sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần, kèm sốt cao, hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu và co giật.
Hội chứng Reye: Đây là hội chứng về gan và não nằm trong một loạt biến chứng nguy hiểm của thủy đậu, do tự ý sử dụng aspirin để hạ sốt và giảm đau cho trẻ nhỏ. Hội chứng này có biểu hiện như cảm thấy lo âu, bồn chồn, một số trường hợp nghiêm trọng có thể rơi vào trạng thái hôn mê sâu, co giật do phù não, gan phình to, xuất huyết nội tạng,...
Biến chứng thủy đậu khi mang thai: Thai phụ mắc thủy đậu từ 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi sinh em bé, hơn thế bé có nguy cơ cao mắc thủy đậu dẫn đến tử vong.
Biến chứng muộn: Đây là biến chứng khá hiếm và chỉ xuất hiện khi lành thủy đậu một thời gian dài, bao gồm hội chứng guillain-barré, bệnh zona thần kinh, viêm da, viêm võng mạc, viêm phổi cực kỳ nguy hiểm.
Liệu rằng bị thủy đậu có được tắm không?
Như đã đề cập, bệnh thủy đậu là một bệnh ngoài da lành tính gây ra do virus Varicella Zoster, thời gian mắc bệnh kéo dài khoảng 15 đến 20 ngày nhưng sẽ rút ngắn nếu chữa trị đúng cách. Một số ý kiến trong việc chăm sóc sức khỏe khi bị thủy đậu cần kiêng nước, kiêng ra gió, không nằm quạt để tránh nhiễm hàn. Thế nhưng, theo hướng dẫn từ Viện Pasteur thì nguyên tắc chữa thủy đậu là điều trị triệu chứng và ngừa nhiễm trùng, nên việc vệ sinh cơ thể khi bị bệnh cũng là 1 yếu tố tiên quyết để tránh tai biến do bội nhiễm. Do đó, vấn đề được đặt ra liệu bị thủy đậu có được tắm không?
Bác sĩ cho biết, căn nguyên của thủy đậu chính là nhiễm khuẩn nấm và virus. Chính chúng làm cho da của người bệnh nổi lên các mụn nước dạng phát ban có chứa vi khuẩn.
Các nốt mụn gây ra cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu, nếu trong điều kiện bị đổ mồ hôi, nóng bức, không sạch sẽ do kiêng tắm sẽ tạo điều kiện tốt để vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và phát triển thêm. Do đó, câu trả lời cho đáp án bị thủy đậu có được tắm không? thì người bệnh cần phải tắm rửa sạch sẽ để có thể loại trừ các loại vi khuẩn có trên da, từ đó bệnh sẽ được cải thiện tốt.
Ngoài vấn đề bị thủy đậu có được tắm không? thì nhiều bậc cha mẹ không trang bị đủ kiến thức về thủy đậu đã để con mình quá mức tránh gió. Điều này khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn khi các nốt viêm nhiễm vỡ ra làm lây lan dịch tiết sang các vùng da lành. Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu các nốt ban bị nhiễm khuẩn gồm: nhiễm trùng máu, viêm da, viêm màng não, viêm phổi… Chính vì thế, khi bạn vô tình mắc phải thủy đậu đừng tránh việc vệ sinh thân thể sạch sẽ kết hợp cùng tắm lá thảo dược để diệt trừ vi khuẩn, đồng thời sử dụng thuốc đặc trị theo đơn để từ đó đẩy lùi tình trạng bệnh hiệu quả.