Banner

Bệnh sùi mào gà có tự hết không?

Xếp hạng: 5 / 5 ( 133 lượt đánh giá)

Sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền qua đường sinh dục phổ biến. Rất nhiều người đã nghe nói về căn bệnh này nhưng thực hư vẫn không biết sùi mào gà là gì? Bệnh sùi mào gà có tự hết không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho tất cả vấn đề trên qua nội dung bài viết sau.

Bệnh sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây truyền chóng mặt qua đường tình dục. Tác nhân gây ra căn bệnh này là một loại virus có tên Human Papilloma (HPV). Những triệu chứng thường thấy do virus này gây ra là các vết sần màu hồng nhạt có bề ngoài trông giống như súp lơ hay mào gà, ban đầu có thể chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim sau đó tăng sinh và phát triển thành đám lớn.

Những dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện tại vị trí ẩm ướt của bộ phận sinh dục, ở âm hộ, đáy chậu và cổ tử cung ở nữ giới hay ở thân dương vật, quy đầu, da bìu và hậu môn ở nam giới. Đôi khi vị trí phát bệnh cũng có thể ở miệng, hầu họng nếu quan hệ tình dục đường miệng với người bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng nhận diện bệnh sùi mào gà

Đa phần tất cả người bệnh dù là nam hay nữ thì cũng đều sẽ có các dấu hiệu chung nhận biết bệnh sùi mào gà, cụ thể:

 Những nốt sùi nhỏ có màu hồng hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục.

 Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau giống như bông súp lơ hoặc mào gà.

 Bộ phận sinh dục bị ngứa và gây cảm giác khó chịu.

 Xuất huyết bất thường khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, sùi mào gà ở nam và nữ cũng có khác nhau về vị trí phát bệnh. Bệnh sùi mào gà ở nữ thường có mụn nhọt phát triển ở trong hoặc thành âm hộ, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn và cổ tử cung. Sùi mào gà ở nam giới có mụn nhọt ở tinh hoàn, đầu hoặc thân dương vật hoặc hậu môn.

Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

Rất nhiều người chưa mắc bệnh hoặc dù đã mắc bệnh vẫn không biết được lý do gây bệnh là do đâu. Vậy sùi mào gà lây truyền qua những con đường nào?

Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

Tình dục không an toàn

Hầu hết các trường hợp lây nhiễm sùi mào gà đều từ nguyên nhân này. Các dạng quan hệ bình thường, quan hệ bằng miệng hay bằng hậu môn với người nhiễm bệnh đều có nguy cơ bị lây nhiễm. Nhiều người cho rằng quan hệ bằng miệng sẽ không bị lấy bệnh nhưng thực chất virus HPV có ở cả cơ quan sinh dục, tuyến nước bọt, máu, các dịch nhầy của người bệnh… Vậy nên, dù là kích thích bằng miệng hay cơ quan sinh dục thì tỉ lệ mắc bệnh cũng là ngang nhau.

Lây truyền từ mẹ sang con

Bệnh sùi mào gà cũng có thể lây nhiễm cho thai nhi khi người mẹ mắc bệnh trong khi đang mang thai. Đứa trẻ có thể đã mắc bệnh khi còn ở trong bụng mẹ thông qua dây rốn, nước ối hoặc lây truyền sau khi được sinh ra thông qua dịch sản của mẹ hoặc do bú sữa mẹ sau này. Rất nhiều đứa trẻ sau sinh bị nhiễm sùi mào gà rất đáng thương và cha mẹ chúng luôn tự hỏi “bệnh sùi mào gà có tự hết không?”.

Sử dụng chưng vật dụng cá nhân với người bệnh

Virus sùi mào gà tồn tại trong dịch nhờn do đó khi có sự tiếp xúc thân mật, gần gũi như ôm hôn, sử dụng chung vật dụng cá nhân (như bàn chải đánh răng, quần áo, nhà vệ sinh…) cũng đều có khả năng lây nhiễm rất cao.

Tiếp xúc với dịch mủ của bệnh

Ngoài ra, mọi tế bào da bị tổn thương sùi mào gà khi đã bong ra đều có chứa virus HPV, do vậy HPV còn có thể lây truyền dễ dàng nếu như người thường tiếp vô tình xúc với dịch mủ trên da hoặc vết thương sau khi bong tróc. Hoặc vô tình để vết thương trên da cọ trúng vào dịch mủ thì cũng đều có khả năng nhiễm bệnh. Tuy nhiên các trường hợp này thường khá hiếm gặp và chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số các trường hợp bị lây nhiễm sùi mào gà.

Cẩn trọng trước những nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà

Đối tượng mắc bệnh sùi mào gà là những ai?

Sùi mào gà là căn bệnh phổ biến và xuất hiện nhiều ở nữ giới, ở bất kì độ tuổi nào. Nhiều nghiên cứu cho thấy căn bệnh này tác động khá nhiều đến tâm lý bệnh nhân, gây ra những mặc cảm, tự ti, sợ hãi chuyện quan hệ. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh khi biết rõ những mối nguy gây ra bệnh.

Những yếu tố nào làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh sùi mào gà?

 Quan hệ tình dục không lành mạnh và quan hệ với nhiều người cùng thời điểm.

 Từng bị nhiễm các bệnh xã hội khác.

 Quan hệ với người bị nhiễm bệnh.

 Không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

Bệnh sùi mào gà có tự hết không?

Bệnh sùi mào gà có tự hết không?

Nhiều bệnh nhân mắc sùi mào gà thường do dự trong điều trị, do những thắc mắc về việc bệnh sùi mào gà có tự hết không. Các chuyên gia da liễu và chuyên gia bệnh xã hội đều cho rằng nếu bệnh không gây khó khăn, không gây bất tiện nào cho bệnh nhân thì người bệnh có thể không cần điều trị; tuy nhiên nếu bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, đau rát, bất tiền khi sinh hoạt thì nên đến ngay bệnh viện để tham khảo ý kiến bác sĩ. Hiện nay, các loại thuốc được kê điều trị sùi mào gà đều chỉ có tác dụng kháng viêm, hồi phục vết thương chứ không thể chữa trị triệt để. Điều này cũng đồng nghĩa rằng bệnh sùi mào gà không thể tự hết.

Giải pháp tối ưu hiện nay là đốt các vết thương bằng laser CO2 hay hay kỹ thuật đốt điện, tác động trực tiếp vào mảng sần trên bề mặt da đồng thời tái tạo da mới hồi phục lại. Vì thời gian ủ bệnh là 8 tháng nên người bệnh phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi trong suốt 8 tháng mới có thể khẳng định là đã điều trị dứt điểm bệnh hay chưa.

Ngoài các phương pháp trên, các vết sần còn có thể điều trị với dung dịch podophyllotoxine 20 - 25%, dung dịch trichloactic acid và chỉ áp dụng đối nữ giới, các vết thương ở âm hộ, âm đạo, không được bôi ở cổ tử cung hay trong lỗ hậu môn, vì vì có thể gây loét niêm mạc do thuốc.

Cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh

Bệnh sùi mào gà có tự hết không? Câu trả lời là KHÔNG. Vì thế hãy chủ động phòng tránh bệnh cho bản thân và gia đình mình bằng các cách sau đây:

 Hãy “yêu” một cách an toàn

Hãy dùng các biện pháp để bảo vệ bản thân bằng bao cao su để tránh lây nhiễm bệnh xã hội. Trong cùng một thời điểm không nên quan hệ cùng lúc với quá nhiều người. 

 Không dùng chung đồ vật cá nhân với người khác

Những người mắc bệnh thường rất mặc cảm và giấu bệnh. Do đó cách tốt nhất để phòng tránh là bạn nên tự dùng vật dụng cá nhân của riêng mình.

 Trang bị kiến thức về bệnh sùi mào gà

Các kiến thức cơ bản về lĩnh vực y tế sẽ rất có ích cho bản thân phòng tránh các loại bệnh xã hội. Hãy chủ động chuẩn bị cho mình, đừng làm hại bản thân vì thiếu hiểu biết.

 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để đảm bảo cho sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

 Tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng

Cách sống lành mạnh và nề nếp sẽ cho một cơ thể khỏe mạnh có thể chống chọi lại các bệnh tật. Hãy thường xuyên vận động và tập thể dục để bảo vệ sức khỏe.

Trên đây là một vài thông tin về bệnh sùi mào gà có tự hết không? Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích đến bạn đọc. Thân ái! Và chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Từ khóa:

Bệnh sùi mào gà có tự hết không

Bài viết liên quan
Xét nghiệm HPV mất bao lâu thì có kết quả?

23-10-2020
Virus HPV là tác nhân chính dẫn tới bệnh lí sùi mào gà. Nếu như không...

Chi phí chữa sùi mào gà ở Đà Nẵng hiện nay là bao nhiêu?

01-02-2020
Bên cạnh những thắc mắc về phương pháp, địa chỉ điều trị sùi...

Đâu là địa chỉ chữa sùi mào gà ở Đà Nẵng đáng tin cậy?

01-08-2020
Trước những biến chứng của sùi mào gà, rất nhiều người đã tìm...