Căn bệnh cường giáp tiềm ẩn nhiều hiểm họa nhưng được hỗ trợ điều trị bài bản cùng chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ nhanh phục hồi sức khỏe. Từ đây, chúng ta có một vấn đề cần quan tâm người mắc bệnh cường giáp nên ăn gì? Chúng tôi sẽ dành một bài viết để chia sẻ các thực phẩm có lợi cho người bị cường giáp.
Tìm hiểu về căn bệnh cường giáp là gì?
Trước khi giải đáp nghi vấn bệnh cường giáp nên ăn gì? thì đừng bỏ qua những triệu chứng để sớm hỗ trợ điều trị đúng cách.Căn bệnh cường giáp (hay basedow) chỉ tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh nên tiết ra nhiều hormon thyroxin gây sưng tuyến giáp.
Nhận biết sớm triệu chứng bệnh cường giáp
Theo bác sĩ cho hay, cường giáp gây tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể nên dễ thấy các triệu chứng dưới đây:
Dễ bị stress: Người mắc bệnh dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, cáu kỉnh và kích động dù không rõ nguyên nhân.
Có nhịp tim nhanh: Những người bị cường giáp thường có nhịp tim hơn 100 nhịp 1 phút, hoặc đánh trống ngực khiến người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng và khó thở.
Thân nhiệt luôn cao: Bệnh nhân cường giáp còn khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường do chuyển hóa mạnh hơn.
Bị giảm cân đột ngột: Dù ăn nhiều hơn hoặc ăn uống bình thường thì khi mắc bệnh cường giáp vẫn khiến cân nặng giảm mạnh.
Bị run: Người bệnh có dấu hiệu run nhẹ ở bàn tay, bạn có thể kiểm tra bằng cách úp 2 bàn tay xuống và đặt một tờ giấy lên trên nhớ quan sát tờ giấy xem có run tay hay không.
Kém trong việc vận động: Cường giáp ảnh hưởng đến cơ bắp như mệt mỏi và yếu sức gây giảm sức lao động kể cả vận động bình thường. Ngoài ra, cường giáp còn gây tăng nhu động ruột khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần, thậm chí dễ gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài.
Bị phì đại tuyến giáp: Cổ của người bệnh xuất hiện tình trạng sưng to được gọi là bướu cổ. Tuy nhiên, loại bướu cổ này khác hoàn toàn với bướu cổ đơn thuần do thiếu i ốt.
Căn bệnh cường giáp có gây nguy hiểm hay không?
Nếu bệnh cường giáp không được hỗ trợ điều trị sớm và đúng phác đồ có thể dẫn đến nhiều tai biến nguy hiểm như:
► Biến chứng về tim mạch: Người mắc bệnh cường giáp rất dễ bị nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, thậm chí gây suy tim nếu không được điều trị.
► Xương bị giòn: Nếu cường giáp không hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây tình trạng xương yếu, xương giòn dễ gãy (loãng xương). Bởi vì, việc thiếu hormone tuyến giáp sẽ cản trở khả năng kết hợp canxi vào xương.
► Gặp các vấn đề về mắt: Những người mắc bệnh cường giáp thường có các vấn đề về mắt. Cụ thể là tình trạng mắt sẽ phồng lên, mắt đỏ hoặc sưng, nhạy cảm với ánh sáng và mắt mờ hoặc nhìn đôi.
► Bị cơn cường giáp cấp: Khi hormone tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột trở nên nặng nề, đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không kịp thời được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị.
Ngoài ra, người mắc bệnh cường giáp nếu lỡ mang thai, nếu không khéo léo trong việc chữa trị có thể ảnh hưởng xấu đến em bé. Sau khi sinh, bệnh cường giáp thường trở nặng nên người bệnh cần điều trị cường giáp như với người không có thai.
Liệu rằng bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?
Trên thực tế, việc hỗ trợ điều trị cường giáp không quá khó chỉ cần người bệnh phát hiện sớm. Hiện tại, các biện pháp điều trị cường giáp bao gồm điều trị triệu chứng, dùng thuốc kháng cường giáp, iod phóng xạ và sau cùng là phẫu thuật. Thông thường, điều trị bằng nội khoa luôn được bác sĩ cân nhắc đầu tiên, tức là dùng thuốc, vì thường sau 1 đến 2 năm tỷ lệ khỏi bệnh rơi vào khoảng 40 đến 70%. Tuy bệnh có nguy cơ tái phát cao nhưng không phải không thể khỏi, ngay cả phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp vẫn có thể tái phát do cắt không hết phải cắt lại… Bên cạnh đó người bệnh cũng cần ăn uống lành mạnh để giúp giảm các triệu chứng của bệnh được giảm xuống. Do đó, có một vấn đề được đặt ra liệu bệnh cường giáp nên ăn gì? Ngay sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn đọc những thực phẩm nên bổ sung khi bị bệnh cường giáp.
[GIẢI ĐÁP] người mắc bệnh cường giáp nên ăn gì?
Với thắc mắc bệnh cường giáp nên ăn gì? các chuyên gia cho hay khi mắc bệnh thì bạn cần bổ sung vào cơ thể các nhóm thực phẩm sau.
Các loại quả giàu chất chống oxy hóa: Những chất chống oxy hóa tự nhiên có trong rau quả giúp cải thiện và nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể, đồng thời giúp cân bằng hormone tuyến giáp. Một số nghiên cứu chỉ ra các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, kiwi, trái cây họ cam quýt, cà chua, mâm xôi, hoặc các loại rau củ gồm có rau chân vịt, cải xoăn, ớt chuông hoặc bí đỏ. Đều có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, nên người bệnh đừng bỏ qua các loại thực phẩm này trong thực đơn.
Thực phẩm thuốc nhóm goitrogen: bao gồm bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, đều giúp làm giảm lượng hormone do tuyến giáp sản xuất ra, nên luôn là lựa chọn rất tốt đối với người bị cường giáp. Thế nhưng, việc sử dụng rau họ cải phải vừa đủ tránh dùng quá nhiều, vì các loại thực phẩm này có thể dẫn đến suy giáp nên đừng làm dụng.
Cung cấp Vitamin D và Omega 3: Với nghi vấn bệnh cường giáp nên ăn gì? thì người bệnh có thể bổ sung Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, phòng ngừa loãng xương và acid béo Omega 3 làm dịu hoạt động của tuyến giáp. Do đó, omega-3 và vitamin D đều giúp tăng cường sức khỏe của tuyến giáp và cả cơ thể. Trong nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin D và acid béo omega-3 thì không thể bỏ qua cá hồi. Nếu bạn không ăn được cá có thể dùng trứng và nấm để bổ sung vitamin D, còn omega-3 xuất hiện nhiều trong quả óc chó, dầu oliu hoặc dầu hạt lanh.
Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm: Việc thiếu kẽm có thể cản trở sự phân chia tế bào, sự tăng trưởng và phân hủy carbohydrate. Đồng thời, khi tuyến giáp hoạt động quá mức còn dẫn đến cạn kiệt khoáng chất này. Do đó, người mắc bệnh cường giáp nên bổ sung kẽm trong chế độ ăn bằng các loại các hạt gồm hạnh nhân, hạt óc chó, hạt bí ngô hoặc hạt lanh.
Bổ sung đạm thực vật: Bị giảm cân được xem là triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp, thế nên việc cung cấp đủ lượng đạm cho cơ thể để duy trì cân nặng hợp lý là vô cùng cần thiết. Trong đó, chất protein từ các loại đậu hạt đã được chứng minh là an toàn và tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho người mắc bệnh cường giáp.
Các loại sản phẩm làm từ sữa: Liệu bệnh cường giáp nên ăn gì? thì người bệnh cần lưu ý rối loạn chuyển hóa canxi trong máu là triệu chứng thường gặp ở người bị cường giáp, để bù trừ lại thì cơ thể sẽ lấy canxi từ xương dẫn đến hậu quả cuối cùng là bị loãng xương. Để phòng ngừa nên bổ sung sản phẩm làm từ sữa gồm sữa chua, sữa ít béo hoặc phô mai để bổ sung canxi. Nếu bạn bị đầy bụng và khó tiêu do bất dung nạp lactose hãy ăn rau xanh để bổ có canxi.
Người bệnh cần một chế độ ăn uống lành mạnh tuy không thể chữa hoàn toàn bệnh cường giáp nhưng hỗ trợ rất tốt trong công cuộc cải thiện và “trùng tu” sức khỏe cũng như giảm triệu chứng một cách đáng kể. Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc vấn đề người mắc bệnh cường giáp nên ăn gì? Hãy căn cứ vào những thông tin trên để sở hữu một sức đề kháng tốt hơn.