Thai phụ thường là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh viêm đường tiết niệu. Thế nhưng, vẫn còn khá nhiều người chưa quan tâm đúng mực vấn đề bà bầu bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Bằng chứng là nhiều thai phụ phải hứng chịu các biến chứng nguy hiểm về sau. Do đó, chúng tôi sẽ dành bài viết sau đây để phân tích các tác hại khi bà bầu bị viêm đường tiết niệu.
Hiểu đúng về căn bệnh viêm đường tiết niệu
Đường tiết niệu bao gồm 2 quả thận, niệu quản (là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang (bọng đái) và niệu đạo (là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo). Nếu đường tiết niệu bị viêm nhiễm ở dưới sẽ gây nhiễm trùng bàng quang, còn ở phía trên sẽ gây nhiễm trùng thận (viêm bể thận). Trước khi giải đáp nghi vấn bà bầu bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? hãy cùng điểm qua căn bệnh này ở phụ nữ mang thai có gì đặc biệt. Trong thời gian mang thai, cơ thể chị em đều khá yếu thêm vào đó nội tiết tố trong quá trình mang thai dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Đôi lúc bệnh diễn ra âm thầm không hề có dấu hiệu rõ ràng, bà bầu bị viêm đường tiết niệu chỉ biết bệnh khi đi khám và xét nghiệm nước tiểu, nhưng cũng có lúc biểu hiện khá rõ ràng khi bệnh đã chuyển nặng. Nhìn chung viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu là đi tiểu khó và tiểu rắt, kèm một số dấu hiệu khác như:
► Nước tiểu bị đục có khi lẫn cả máu, lúc này bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ.
► Bà bầu bị sốt cao, mạch đập nhanh, nước tiểu lẫn máu, đau âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn ở vùng thắt lưng xuống hố chậu và bộ phận sinh dục.
Lý do khiến bà bầu bị viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân chính khiến thai phụ bị viêm nhiễm đường tiết niệu là sự xâm nhập của vi khuẩn E. Coli. Thông thường, dòng nước tiểu sẽ tống hầu hết vi khuẩn ra ngoài tránh chúng xâm nhập ngược vào đường tiểu, nhưng khi mang thai tử cung gây chèn ép bàng quang gây khó tiểu khiến nước tiểu bị ứ đọng, nếu để lâu thì nước tiểu sẽ trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo - Đó chính là những điều kiện tốt để vi khuẩn tấn công và gây viêm.
Ở phụ nữ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến lượng nước thải đi qua bàng quang nhiều hơn bình thường buộc phải đi tiểu thường xuyên, nhưng một số chị em lại chọn cách nhịn tiểu hoặc uống ít nước để hạn chế phải đi tiểu nhiều. Chính vì điều này cũng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Vào 3 tháng cuối thai kỳ thì tỷ lệ bà bầu bị viêm đường tiết niệu rất cao, vì tử cung thường nghiêng sang phải và đè ép niệu quản và thận phải khiến việc tiểu tiện trở nên khó khăn.
Tác hại của viêm đường tiết niệu đối với phụ nữ mang thai
Bác sĩ chuyên khoa cho biết viêm đường tiết niệu chia thành 3 mức độ và tùy vào từng mức độ sẽ gây ảnh hưởng nặng hoặc nhẹ đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, cụ thể:
Bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Vào lúc này, vi khuẩn gây bệnh đã xâm nhập và phát triển trong đường tiểu nhưng khó phát hiện vì triệu chứng khá giống dấu hiệu khi mang thai. Bệnh chỉ được phát hiện khi mẹ bầu thực hiện xét nghiệm và kiểm tra nước tiểu.
Bị nhiễm trùng bàng quang: Vi khuẩn đã bắt đầu lan rộng đến vùng bàng quang khiến người bệnh thường gặp phải tình trạng đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, thậm chí tiểu ra máu,...v..v... Nếu người bệnh không nhanh chóng hỗ trợ điều trị có thể dẫn tới viêm thận, viêm bể thận cấp vô cùng nguy hiểm.
Bị viêm thận và bể thận cấp: Đây là mức độ cực kỳ nghiêm trọng của căn bệnh viêm đường tiết niệu. Tình trạng này người bệnh sẽ bị sốt cao, tim đập nhanh, rét run, mệt mỏi, nôn ói, thậm chí khiến bà bầu bị suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn. Nếu tình trạng này không được phát hiện kịp thời và hỗ trợ điều trị bài bản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như gây suy thai, thậm chí có nguy cơ sinh non.
Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu khi mang thai hợp lý
Việc điều trị bệnh trong giai đoạn mang thai khá khó khăn vì dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nên, mẹ bầu nên chủ động phòng tránh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh hiệu quả:
Cần uống đầy đủ nước: Phụ nữ mang thai nên cố gắng uống ít nhất 8ly nước 1 ngày để đảm bảo lượng nước cần thiết trong cơ thể giúp lưu thông máu. Khi chị em uống nhiều nước thì số lần đi tiểu cũng tăng lên sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu.
Nên đi tiểu thường xuyên: Điều này có thể khiến chị em không thoải mái vì cơ thể cứ thôi thúc muốn đi tiểu, nhưng hãy cố gắng giải quyết nhu cầu và đừng nhịn tiểu. Vì hành động giữ nước tiểu trong người sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bùng phát gây viêm đường tiết niệu trong thai kỳ.
Chọn đồ lót có kích cỡ phù hợp với chất liệu làm bằng cotton: Chị em cần biết vi khuẩn và nấm bệnh sẽ dễ dàng phát triển trong môi trường ẩm ướt. Chính vì vậy, thai phụ cần mặc quần lót với kích thước vừa vặn với chất liệu thấm hút mồ hôi để vùng kín luôn khô ráo, nếu được hãy cởi bỏ quần lót trong lúc ngủ để không khí lưu thông tốt.
Vệ sinh vùng kín đúng cách: Đây là điều chị em phụ nữ cần ghi nhớ đặc biệt sau khi đại tiện. Hơn nữa, việc lau chùi hậu môn từ trước ra sau sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng nhiễm khuẩn ngược.
Thận trọng khi dùng dung dịch vệ sinh: Chị em nên tránh dùng các sản phẩm vệ sinh có mùi gồm xà bông, nước rửa phụ khoa hay giấy vệ sinh, dễ khiến khu vực tổn thương bị kích ứng nặng thêm. Thế nên, chị em phụ nữ mang thai cần thận trọng hoặc tham khảo ngay ý kiến bác sĩ để lựa chọn sản phẩm vệ sinh thích hợp. Song song đó, chị em không được thụt rửa hậu môn bừa bãi khi đang có thai.
Duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Điều này sẽ giúp chị em thai phụ hạn chế được tình trạng viêm đường tiết niệu và duy trì được trạng thái sức khỏe tốt. Chị em nên uống nước ép nam việt quất, tránh ăn nhiều đồ ngọt và tập các bài thể dục nhẹ nhàng.
Nếu bạn còn thắc mắc chưa hiểu rõ hãy gọi vào số Hotline 039 957 5631 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp cụ thể hơn.